Portable amplifier Aune B1: sức mạnh của Class A

    Hải Tố,  

    Aune B1 gây ấn tượng bởi âm trường và độ chi tiết tốt, đặc biệt là dải treble leng keng hơn nhiều so với những đối thủ trong cùng phân khúc.

    Với người chơi âm thanh tại Việt Nam, thương hiệu Aune - vốn nổi tiếng với những mẫu amplifier sử dụng đèn bán dẫn đình đám trong tầm giá 200 USD như Aune T1, Aune T1 MKII không còn quá xa lạ. Đặc trưng bởi âm thanh "màu" của bóng đèn, loại âm ngọt ngào, mượt mà, quyến rũ của Aune đã từng "đốn tim" bao nhiêu người chơi khi vừa chập chững vào thế giới audio.

    Tuy nhiên, trước sự lên ngôi của thiết bị di động như smartphone, portable headphone hay máy nghe nhạc, nhà sản xuất Trung Quốc buộc phải "cuốn theo chiều gió" khi trình làng những đồ chơi âm thanh có tính di động cao. Mới đây, Aune B1 - chiếc portable amplifier ClassA đã chính thức được trình làng, cùng giá tham khảo 4.500.000 VNĐ tại thị trường Việt Nam.

    Dù ở phân khúc bình dân hay cao cấp, hầu hết mọi thiết bị của Aune đều được đóng hộp cực kỳ đơn giản
    Dù ở phân khúc bình dân hay cao cấp, hầu hết mọi thiết bị của Aune đều được đóng hộp cực kỳ đơn giản
     Bên trong là Aune B1, phụ kiện và hướng dẫn sử dụng đi kèm

    Bên trong là Aune B1, phụ kiện và hướng dẫn sử dụng đi kèm

    Ấn tượng đầu tiên về Aune B1 là thiết kế nhỏ gọn với vóc dáng hiện đại, đẹp mắt. Toàn bộ amplifier được làm từ nhôm nguyên khối đánh vân xước. Mặt trước của Aune B1 khá độc đáo khi lộ ra 2 cửa sổ nhỏ, qua lớp kính người dùng có thể nhìn được hệ thống mạch ampli bên trong - khá thú vị.

     Aune B1 

    Aune B1 

     Bên trong cũng có 2 đèn LED nhỏ báo hiệu trạng thái hoạt động của amplifier.

    Bên trong cũng có 2 đèn LED nhỏ báo hiệu trạng thái hoạt động của amplifier.

     Mặt lưng Aune B1 được dán một lớp da cho cảm giác cầm nắm chắc chắc, êm ái hơn

    Mặt lưng Aune B1 được dán một lớp da cho cảm giác cầm nắm chắc chắc, êm ái hơn

     Trên đỉnh máy lần lượt là cổng in-put, núm vặn tăng/giảm volume và out-put 3.5mm.

    Trên đỉnh máy lần lượt là cổng in-put, núm vặn tăng/giảm volume và out-put 3.5mm.

     Bên phải công tắc gain, chuyển mạch công suất của amplifier Class A và công tắc nguồn

    Bên phải công tắc gain, chuyển mạch công suất của amplifier Class A và công tắc nguồn

     Cạnh kia chỉ có 1 đèn LED báo hiệu trạng thái pin/sạc pin

    Cạnh kia chỉ có 1 đèn LED báo hiệu trạng thái pin/sạc pin

     Cổng sạc microUSB

    Cổng sạc microUSB

     Phụ kiện đi kèm Aune B1 chỉ có cáp sạc microUSB và jack 3.5mm

    Phụ kiện đi kèm Aune B1 chỉ có cáp sạc microUSB và jack 3.5mm

    Đầu tiên, các bạn cần hiểu được nguyên lý hoạt động của Ampli class A - nó sẽ kích hoạt toàn bộ chu kỳ của tín hiệu vào nên tín hiệu đầu ra gần như không đổi. Do linh kiện khuếch đại cần có dòng điện ổn định và liên tục chạy qua nên mạch Class A thường tiêu hao nhiều năng lượng và cho ra công suất chỉ vào khoảng 25%.

    Điều này lý giải vì sao, mặc dù đã sở hữu tới dung lượng pin khá khủng: 4000 mA nhưng Aune B1 chỉ trụ được 10 giờ hoạt động liên tục (ở mode 20mA) và 5 giờ (mode 40mA). Bên cạnh đó, chiếc amplifier này cũng tỏa ra lượng nhiệt khá lớn nhưng người dùng cũng không phải quá lo lắng, vì nó không nóng tới mức gây bỏng ngay lập tức khi chạm vào.

    Trong quá trình trải nghiệm, khi chuyển sang điện áp dòng 40 mA, Aune B1 cho một chất âm ấm áp hơn, sub-bass được boost nhẹ, âm trường và độ chi tiết cũng được cải thiện. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không quá nhiều để tôi có thể đánh đổi 50% dung lượng pin trên thiết bị của mình - một chiếc portable amplifier đúng nghĩa.

    Ngoài ra, một lưu ý nhỏ mà Aune đặc biệt khuyến cáo người dùng: không bao giờ chuyển mạch điệp áp từ 20mA -> 40mA khi chiếc amplifier này đang hoạt động, vì nó có thể  gây hỏng tai nghe của bạn. Tuy nhiên, với "thông điệp nguy hiểm" này thì tôi nghĩ Aune nên thiết kế công tắc này kín đáo hơn thay vì đặt cạnh 2 nút còn lại.

    Thực tế, khi tôi chưa đọc hướng dẫn sử dụng mà đã táy máy chuyển sang 40mA, chiếc Fidelio X2 hay HD600 vẫn hoạt động bình thường, song các bạn không nên lấy headphone của mình ra thử nghiệm để tránh những trường hợp đáng tiếc.

    Công suất của Aune B1 khá tốt, với mức gain 15dB và 40mA, chiếc amplifier có thể kéo tốt nhiều headphone fullsize khó tính như Sennheiser HD600, HD 650, Bebeyerdynamic DT770, DT880 (250 Ohm) hay  Audio Technica ATH-R70x, không hề có hiện tượng bệt tiếng, méo âm hay "hát không ra hơi" của ca sĩ. Nhưng có một vấn đề ở đây, với công suất chỉ 25W ở 16 Ohm, Aune B1 sẽ gặp khó với những chiếc headphone trở thấp hoặc in-ear trang bị multi-driver.

    Về chất âm, Aune B1 gây ấn tượng bởi âm trường và độ chi tiết tốt, đặc biệt là dải treble leng keng hơn nhiều so với những đối thủ cùng phân khúc như FiiO E12A. Bass đánh chắc nẩy, nhanh và ít đuôi, mid khá lạnh, khô và detail tốt. Một điểm cộng cho Aune B1 là hiện tượng nhiễu âm hay hiss không hề xuất hiện trên nền âm, ngay cả với những chiếc IEM nhạy cao.

    Tóm lại, Aune B1 hợp với những đôi tai yêu sự chi tiết, cân bằng giữa 3 dải âm, hay những chiếc headphone hơi hướng analytical như Fidelio X2, Hifiman HE400 hay Audio-Technica R70x.

    Ưu điểm:

    Thiết kế đẹp và độc.

    Công suất khỏe, có thể chuyển điện áp dòng.

    Chất âm chi tiết, nền âm sạch, cải thiện âm trường một cách đáng kể.

    Nhược điểm:

    Hoạt động khá nóng ở mode 40mA (thời lượng pin cũng giảm đi khá nhiều)

    Công tắc chuyển mạch nên thiết kế đặc biệt hơn để người dùng dễ phân biệt.

    Ít phụ kiện đi kèm

    Xin cảm ơn cửa hàng Xuân Vũ Audio đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện bài viết này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ