Puzzle Box Nhật Bản: Đằng sau chiếc hộp mật mã thú vị là tinh hoa nghề mộc và chất xám của người thợ thủ công
Để chế tác hộp mật mã (puzzle box) kiểu Nhật, đòi hỏi phải có đôi bàn tay khéo léo cộng với trí tưởng tượng siêu việt. Cùng theo dõi câu chuyện của Kagen Sound ở Colorado - một trong số ít những bậc thầy chế tạo hộp mật mã trên thế giới.
Ngay từ lần đầu nhìn thấy hộp mật mã (puzzle box) vào năm 8 tuổi, Kagen Sound đã mê đắm và bị cuốn hút bởi sự tinh tế cũng như nghệ thuật trên mỗi hộp mật mã. Dù bố mẹ đã khuyến khích Sound tìm hiểu về nghề mộc từ thuở nhỏ, tuy nhiên đến những năm học Đại học, anh mới thực sự chú ý đến bộ môn nghệ thuật của Nhật Bản này. Trong thời gian rảnh rỗi, Sound đến các xưởng mộc và tự học nghề.
Một trong những chiếc hộp mật mã do nghệ nhân Kagen Sound chế tạo
Sound đến xưởng mộc học nghề chăm chỉ đến mức: “Tôi phần nào được chủ xưởng mộc đối xử tốt. Dần dần, ông ấy để tôi đến đây vào buổi tối và cuối cùng còn cho cả tôi chìa khóa cửa”.
Học nghề trong xưởng mộc chỉ cho người thợ những kiến thức cơ bản, khác xa với việc chế tạo thủ công một chiếc hộp mật mã.
Quan trọng nhất là ý tưởng và kỹ năng, thời điểm Kagen Sound lập nghiệp với hộp mật mã là những năm 90, không có Instagram hay Pinterest để tìm ý tưởng. "Tôi tự thúc đẩy bản thân để sáng chế ra những chiếc hộp này".
Sound được truyền cảm hứng từ những chiếc hộp mật mã Nhật Bản, cụ thể là tập đoàn chuyên ra đời những sản phẩm sáng tạo - Karakuri. Tuy nhiên, điều đó chỉ mang lại cho anh ý tưởng, thiết kế hoàn chỉnh phải tự tay làm lấy.
Kagen Sound đang chế tác hộp mật mã tại xưởng của mình tại Colorado
Khó khăn lớn nhất đến từ chính chất liệu làm hộp mật mã: gỗ
Lotus Puzzle Box: một trong những chiếc hộp mật mã độc nhất vô nhị của Kagen Sound
Theo Sound, gỗ là thứ nguyên liệu "sống", vì chúng giãn nở theo nhiệt độ và độ ẩm.
Vốn là người theo chủ nghĩa hoàn hảo, Sound luôn mong muốn những gì mình làm ra cũng phải hoàn hảo. Tuy nhiên, chính vì tính chất "khó bảo" của gỗ, anh đã chế tạo và bỏ đi hàng nghìn chiếc hộp vì không hài lòng.
Thậm chí cho tới ngày hôm nay, sau 15 năm mưu sinh bằng nghề chế tạo thủ công những chiếc hộp mật mã, anh vẫn mất khoảng 2 năm để hoàn thành sản phẩm về mặt ý tưởng và lý thuyết. Trong khi đó, khâu hoàn tất sản phẩm sẽ mất từ 3-6 tháng.
Dù rất vất vả nhưng sự kỳ công đó đem đến cho khách hàng và Kagen sự hài lòng.
Hộp mật mã chưa là gì, có hẳn... bàn mật mã
Mọi người luôn hỏi Sound rằng: "Những chiếc hộp mật mã này để đựng cái gì vậy? Có gì bên trong hộp không?"
Anh hài hước chia sẻ rằng:"'Mọi người thật sự cho rằng tôi làm ra mấy chiếc hộp với ý định để đựng một cái gì đó. Nhưng tôi chưa từng nghĩ đến việc đặt gì vào trong những chiếc hộp này, và tôi không thật sự tạo ra chúng để đựng bất kỳ đồ vật gì."
Hiện tại, do sự cạnh tranh của hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc, có giá bán chỉ bằng 1/10 sản phẩm của Sound khiến anh gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu đã thực sự hiểu giá trị thẩm mỹ cũng như chất xám của những chiếc hộp mật mã "xịn", vẫn có vô số khách hàng sẵn sàng chi ra hàng nghìn USD để sở hữu chúng.
Bạn có thể đặt mua sản phẩm "authentic" từ trang web chính thức của Kagen Sound.
Theo CPR
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời