Quá mệt mỏi với tốc độ mạng chậm, các gia đình nông thôn Mỹ liên minh tự lập Làng Internet tốc độ cực cao

    Joe Adam,  

    Cách đây 7 năm, thành phố Winthrop thuộc tiểu bang Minnesota (với dân số 1400 người) đã quyết định nâng cấp hệ thống Internet của mình…

    Hầu hết người dân trong địa phương sử dụng dịch vụ Internet được cung cấp bởi các công ty như Mediacom, được tờ Consumer Reports xếp hạng là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet tệ nhất trên toàn đất nước. Tốc độ kết nối chậm khiến cho công việc ở các trường học cũng như doanh nghiệp địa phương trở nên khó khăn hơn. Hơn thế nữa, những người nông dân sống ở ngoại ô thành phố, những người đang ngày càng phụ thuộc vào kết nối để kinh doanh, đang phải trải nghiệm những dịch vụ tồi tệ nhất.

    Ở thị trấn Moltke (có dân số 330 người) cách Winthrop 14 dặm, một gia đình chuyên sản xuất đậu nành và lúa mì cho biết rằng họ gặp khó khăn với kết nối DSL hiện tại, kết nối này quá chậm khiến họ không thể tải lên các bản báo cáo để gửi cho các đối tác kinh doanh.

    Những người đứng đầu chính quyền của Winthrop hiểu rằng thành phố này quá nhỏ để có thể vận động gây quỹ xây dựng một cơ sở Internet riêng cho chính mình, vì vậy họ đã liên tìm đến những người hàng xóm của mình, thị trấn Gaylor (có dân số 2305 người).

    Và các thị trấn này đã thu hút thêm được 25 thành viên mới vào liên minh này.

    Hiện nay, tại vùng dân cư thưa thớt này, một liên minh được thành lập có diện tính trải dài trên hơn 700 dặm vuông đã sẵn sàng để mở rộng truy cập băng thông tốc độ cao mà không cần dựa vào nguồn tài trợ từ chính phủ. Sau 7 năm phát triển dưới sự dẫn dắt của chính quyền địa phương và các tình nguyện viên, hệ thống RS Fiber đã bắt đầu được xây dựng và nó dự kiến sẽ được hoàn thành và cung cấp Internet tốc độ cao tới 6000 hộ dân vào năm 2021.

    Không giống những công ty cung cấp dịch vụ băng thông như Mediacom, hệ thống này sẽ thuộc sở hữu của những người dân địa phương, những người sẽ quyết định giá cả dịch vụ và cách nó hoạt động.

    Việc thu hút các nhà đầu tư để xây dựng một mạng lưới tốn kém cho cộng đồng dân cư có mật độ thấp là không hề dễ dàng. Để tăng ngân sách cho dự án, 10 chính quyền địa phương đã phát hành lượng trái phiếu có trị giá xấp xỉ một nửa số tiền 16 triệu USD cần thiết cho giai đoạn đầu của dự án. Mô hình này đã nhận được sự quan tâm của nhiều ngân hàng địa phương.

    Miễn sao nhu cầu sử dụng đáp ứng được quy mô toàn dự án, doanh thu từ các hệ thống băng thông sẽ lớn hơn khoản nợ phải trả cho chính phủ và người dân sẽ không phải đóng thêm một xu tiền thuế nào nữa.

    “Đó là quy luật ‘win-win’ – cả hai bên cùng có lợi”, Chris Mitchell – Giám đốc viện nghiên cứu sáng kiến băng thông rộng cộng đồng địa phương, người đã nghiên cứu dự án cho hay. “Đó là một mô hình mà chính quyền địa phương sẽ có thể tiếp nhận rủi ro nếu họ sẵn sàng, và các ngân hàng địa phương cũng sẽ có một nguồn thu hợp lý.”

    Internet tốc độ cao đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống giống như vai trò của hệ thống điện ở thế kỉ trước. Thực tế này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của làn sóng đầu tư vào hệ thống băng thông công cộng từ thành phố Greenfield (tiểu bang Massachusetts) tới thành phố Independence (tiểu bang Oregon) cho tới thành phố Cedar Falls (tiểu bang Iowa) – nơi tổng thống Obama đã tới thăm vào năm ngoái để công bố kế hoạch mở rộng quy mô hệ thống băng thông rộng của mình.

    “Chúng tôi sẽ xóa sạch nạn quan liêu. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh sự cạnh tranh. Chúng tôi sẽ giúp đỡ các cộng đồng kết nối lại với nhau.” Ông Obama phát biểu tại Cedar Falls. “Và tin tốt là chúng tôi biết rõ tất cả những điều này được thực hiện vì chính các bạn.”

    Tuyên bố đó giống như một tài sản quý giá đã thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào đây thay vì những thành phố lớn hơn có những mạng lưới băng thông tốc độ cao. Chiến dịch “Thành phố Gigabit” đã biến thành phố Cedar Falls (dân số 40.500 người) thành trung tâm công nghệ của miền Trung phía Tây nước Mỹ với tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn dưới 3%. Việc đặt cược vào hệ thống băng thông rộng đã giúp cho thành phố thu hút thêm và giữ chân các công ty công nghệ cao như Spinutech, một công ty chuyên thiết kế web và marketing kĩ thuật số, và tổ chức nhiều sự kiện như Hội chợ các sản phẩm Iowa, một diễn đàn dành cho doanh nhân và các người đứng đầu các công ty khởi nghiệp.

    Dựa vào những nguồn vốn mà Cedar Falls đã đầu tư vào hệ thống băng thông rộng 2 thập kỉ trước, bây giờ, những cư dân và doanh nghiệp trong thành phố có thể truy cập vào Internet với tốc độ nhanh hơn 1 gigabit mỗi giây (Gbps) – bằng 100 lần tốc độ truy cập trung bình của cả quốc gia.

    “Nhìn từ góc độ phát triển kinh tế, cáp quang internet tốc độ cao là tiện ích thứ 5,” sau điện, khí đốt, nước và hệ thống cống thoát nước – theo lời Lisa Skubal, phó chủ tịch phát triển kinh tế tại phòng thương mại thung lũng Cedar. “Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa nơi mà việc có kết nối băng thông rộng là điều bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp.”

    Nhưng ngay cả khi phong trào Thành phố Gigabit bùng nổ, thật khó để tìm những “Thị trấn Gigabit” – khu vực nông thôn và thị trấn nhỏ có kết nối internet tốc độ cao.

    Mùa hè năm ngoái, tờ Politico đã đưa tin về thất bại của hàng tá những dự án băng thông ở khu vực nông thôn được tài trợ từ American Reinvestment and Recovery Act, gói kích thích kinh tế mà ông Obama đã phê duyệt vào năm 2009, vì bị tổ chức Dịch vụ tiện ích nông thôn của liên bang (RUS) cáo buộc có những hành vi xử dụng sai công quỹ. Trong khi đó, những dự án không có nguồn hỗ trợ từ chính phủ cũng đứng trước nguy cơ phải tạm dừng bởi các công ty cung cấp tiện ích cũng như các ngân hàng thường đánh giá rằng sẽ là quá mạo hiểm để xây dựng mạng lưới băng thông rộng tốn kém tại những vùng nông thôn rộng lớn, nơi có lượng dân cư bé và người dân không tham gia cùng loại thị trường với những khu vực khác.

    Kết quả là có khoảng một nửa số dân cư nông thôn vẫn chưa thể truy cập vào Internet băng thông rộng tốc độ cao.

    “Những dự án này đã không được thực hiện tốt,” Mitchell chia sẻ. “Họ không thể tìm cách để được tài trợ.”

    “Phương pháp của RS Fiber thật đáng kinh ngạc bởi vì nó không hề phụ thuộc vào chính phủ liên bang,” – theo lời Mitchell, người cùng nghiên cứu về trường hợp RS Fiber. “Nó cho phép các cộng đồng có thể tiếp cận với nguồn tài chính hiện có mà khọ có khả năng vay mượn.”

    Đã có một nguồn vốn lớn đầu tư vào RS Fiber ở phía nam Minnesota, nơi mà truy cập băng thông rộng sẽ ngày càng trở nên quan trọng với những hộ nông dân sử dụng hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, các doanh nghiệp địa phương với những hoạt động thương mại điện tử, và với cả các bạn học sinh sinh viên cần hoàn thành những bài tập về nhà của họ. Một trường học địa phương nằm trong vùng bao phủ của RS Fiber, gần đây đã quyết định chi 335 ngàn USD để mua các thiết bị iPads cho mỗi học sinh trong trường chỉ để chứng minh rằng hệ thống băng thông hiện tại không phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ nữa.

    “Chúng ta sẽ được thường xuyên thấy cảnh các bạn sinh viên tới các thư viện địa phương hoặc sải bước khắp mọi nơi ở trường học để tìm những địa điểm có tốc độ kết nối Internet cao và hoàn thành bài tập của mình,” Tami Martin – người giám sát toàn quận chia sẻ.

    Các nhà chức trách địa phương hy vọng dự án RS Fiber sẽ giúp giải quyết hoàn toàn vấn đề này, mặc dù họ vẫn chưa thể chắc chắn liệu tổ chức liên minh sẽ đưa ra một mức giá dịch vụ phù hợp với túi tiền của những gia đình trong vùng hay không. Theo kế hoạch đã được công bố, mức giá tối thiểu để sử dụng dịch vụ này là 49.99 USD mỗi tháng.

    Tuy nhiên, Martin nói rằng cô đang rất lạc quan, một phần vì tổ chức hợp tác cùng với những nhà lãnh đạo của nó cũng là những người chung sống trong cộng đồng này. Cô chia sẻ: “RS Fiber ra đời để phục vụ cho mục đích sử dụng của chúng ta. Sự nỗ lực thực hiện dự án này điến từ nhiều tổ chức khác nhau, không giống như việc ban đang phải cố gắng để hợp tác với một tập đoàn lớn.”

    Việc xây dựng hệ thống cáp quang đang được tiến hành, tuy nhiên RS Fiber có thể sẽ phải đối mặt với một số trở ngại tiềm tàng bao gồm việc các nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ giảm giá cước nhằm thu hút nhu cầu sử dụng, tăng sức cạnh tranh. Nếu điều đó xảy ra, các công ty liên kết sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, người dân sẽ phải chịu mức thuế cao để trả nợ trái phiếu chính phủ.

    Nhưng Mitchell nghĩ rằng khả năng này khó có thể xảy ra. “Nếu mọi người không quan tâm tới chất lượng truy cập thì họ đã sử dụng dịch vụ có mức giá thấp của Frontier hoặc Century Link rồi,” ông ấy chia sẻ dựa vào thực tế là những công ty này đang không cung cấp dịch vụ Internet cáp quang tới người dùng. “Tôi không nghĩ rằng các công ty cung cấp dịch vụ Internet này sẽ tham gia vào việc nâng cấp hệ thống để tạo nên sự cạnh tranh về tốc độ truy cập.”

    Brandon McBride – người kế nhiệm RUS vào năm 2015 chia sẻ: “Còn rất nhiều nhu cầu cần được đáp ứng. Sẽ là một cơ hội tuyệt vời khi được làm việc tại đây và và sẽ có nhiều công trình được xây dựng thêm để hoàn thiện cơ sở hạ tầng.”

    Dựa vào những số liệu hiện tại, chỉ có 55% sô dân cư nông thông được tiếp cận với internet băng thông rộng có tốc độ nhanh hơn 25 Mbps (tỷ lệ này là 94% ở những vùng thành thị).

    Dịch vụ này đang giúp mở rộng truy cập băng thông rộng tới những nơi như Quận McCreary (Kentucky) và Burnsville (Bắc Carolina) tuy nhiên ngân sách hạn hẹn đang khiến việc phổ biến truy cập băng thông rộng tới tất cả mọi nơi gần như là không thể. Một khi dự án này hoàn thành, mạng lưới RS Fiber được kì vọng sẽ có thể cung cấp tốc độ băng thông rộng lên tới 1 Gigabit mỗi giây giống như tốc độ mạng hiện có ở các thành phố như Cedar Falls. Cột mốc này sẽ biến miền nam Minnesota thành khu vực đáng mơ ước của bất kì vùng miền nào trên toàn nước Mỹ. Hơn thế nữa, những sự đầu tư này hứa hẹn sẽ mạng lại sự tăng tưởng mạnh mẽ của nền kinh tế địa phương.

    Đó là lý do tại sao các chuyên gia như Mitchell cảm thấy rất hứng thú với dự án RS Fiber, một mô hình mà các cộng đồng khu vực nông thôn khác có thể áp dụng để thu hút nguồn vốn để xây dựng mạng lưới băng thông rộng cho chính mình mà không cần phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ chính phủ. Mitchell chia sẻ: “Tôi không muốn nói rằng bất kì ai cũng có thể thực hiện điều này, tuy nhiên, có rất nhiều nơi có thể áp dụng ví dụ này nếu họ thực sự cố gắng. Và tôi nghĩ, họ sẽ không gặp phải những thử thách tương tự vì bây giờ họ đã có một mô hình mới có thể áp dụng.”

    Tham khảo: Pri.org

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ