Quá sợ phải điều hành Facebook một mình, Mark Zuckerberg đang muốn "dân chủ hoá" Facebook

    KON,  

    Tuy nhiên, mô hình nàu đã từng được triển khai nhưng đều thất bại thảm hại trên mạng xã hội này.

    Mark Zuckerberg không còn muốn điều Facebook một mình nữa. Sau vụ bê bối rò rỉ dữ liệu với Cambridge Analytica, anh đã chia sẻ với trang Recode rằng anh đã trở nên "khá là không thoải mái" khi phải đưa ra các quyết định về chính sách. Sau đó, anh đã đưa ra một ý tưởng về một "toà án tối cao" độc lập cho Facebook, chuyên để xem xét các quyết định về tiêu chuẩn cộng đồng. Và trong tuyên ngôn mà anh đưa ra trong năm ngoái, anh cũng muốn có một "quy trình dân chủ quy mô lớn" để điều hành Facebook.

    Anh cũng đã hứa rằng: "Chúng ta luôn cam kết phải làm tốt hơn, kể cả khi điều đó yêu cầu phải có một hệ thống bỏ phiếu trên toàn thế giới để cho bạn nhiều tiếng nói và quyền kiểm soát hơn."

    Từ lâu Zuckerberg đã nói về Facebook như thể đó là một quốc gia riêng, và các lời bình luận của anh đã làm dấy lên nhiều cuộc bình luận về cách mà họ sẽ cung cấp cho người dùng một tiếng nói trong nền tảng mà ở đó họ đang sinh sống. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng nhiều năm trước đó, Facebook đã từng muốn trở thành một nền dân chủ, và chả ai thèm xuất hiện cả.

    Sự kiện bẽ mặt này của Facebook là hệ thống bỏ phiếu quản trị của Facebook, được công bố vào tháng 2 năm 2009. Công ty đã phản hồi lại những tranh cãi về những thay đổi chính sách mới, và giới phê bình đã cho rằng như vậy là Facebook đang tự cho mình quyền hành kiểm soát dữ liệu người dùng. Mạng xã hội đã hứa sẽ xuất trình những phiên bản dự thảo của các quy tắc khác nhau, cho phép người dùng gửi các câu trả lời, và sau đó đưa ra các phiên bản luật khác nhau dựa trên các phản hồi đó. Người dùng Facebook sau đó sẽ phải bỏ phiếu, và nếu hơn 30% người dùng tham gia, quyết định của họ sẽ được coi là "ràng buộc."

    Zuckerberg đã miêu tả hệ thống mới này bằng những ngôn ngữ rất lý tưởng: "Khi mọi người chia sẻ thông tin trên các dịch vụ như Facebook, một mối quan hệ mới được tạo ra giữa công ty internet và những người mà họ đang phục vụ. Tuần vừa qua đã gời cho chúng tôi rằng người dùng đang cảm thấy một sự sở hữu thực sự với Facebook, và không chỉ là với những thông tin mà họ chia sẻ," anh chia sẻ trong buổi họp báo. "Các công ty như của chúng tôi cần phải phát triển các mô hình quản trị mới."

    Chỉ sau đó vài tháng, Facebook đã thử nghiệm quy trình bỏi phiếu dân chủ của mình, yêu cầu người dùng phê duyệt một số điều khoản dịch vụ mới. Chả ai thèm bỏ phiếu cả.

    Hoặc ít nhất, theo như Facebook, chỉ có khoảng 665.654 người đã bỏ phiếu. Nhưng con số này còn chưa chiếm đến 0,3% của con số 200 triệu người dùng lúc bấy giờ. Tờ Los Angeles Times gọi cuộc bỏ phiếu của Facebook là "một bài tập về nhà mà chả ai thèm làm," chỉ ra rằng Facebook đang hỏi người dùng phải chọn giữa hai phiên bản chính sách vừa dài vừa trông khá giống nhau, và có khi hiệu lực của chúng cũng chả được mấy ai quan tâm.

    Facebook đã duy trì được một trang quản trị và mở thêm mục bình luận cho nhiều chính sách. Sau đó, Facebook đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu thứ hai vào năm 2012, cho một chính sách mới để gỡ bỏ hệ thống bỏ phiếu. Facebook cho biết họ sẽ ngừng hệ thống bỏ phiếu để khuyến khích phản hồi tốt từ một bộ phận nhỏ người dùng, thay vì bắt mọi người đều phải tham gia. Nhưng lần này, đa số người bỏ phiếu đều đã không tán thành ý tưởng đó. 88% người bỏ phiếu muốn giữ hệ thống cũ. Nhưng vì 88% người bỏ phiếu đó chỉ là 668,500 người, chỉ chiếm 0,0668% của 1 tỷ người sử dụng Facebook lúc bấy giờ, thì phiếu của họ cũng không có ý nghĩa gì cả. Facebook sau đó đã chấm dứt giai đoạn thử nghiệm này.

    Sự việc này đã xảy ra vào 5 năm trước. Ngày nay, một ý tưởng cho phép bỏ phiếu quản trị sẽ còn khó thực hiện hơn nữa. Facebook có đến 2 tỷ người dùng, và các chính sách của họ có trọng lượng thực tiễn hơn hồi trước. Liệu nền tảng ngày có cảm thấy thoải mái với việc hỏi người dùng về những chính sách liên quan tới những vấn đề chính trị cấp bách của các quốc gia hay không? Nếu vậy, liệu người dùng trên toàn thế giới có thể đưa ra quyết định cho một sự kiện chỉ thực sự liên quan trong một quốc gia riêng biệt hay không? Liệu chúng ta sẽ có những "tiểu bang" của Facebook với những quy tắc riêng? Và nếu Facebook vẫn muốn xoá bỏ những tài khoản tuyên truyền giả mạo, vậy liệu họ sẽ làm gì để ngăn chặn những hành vi gian lận cử tri ảo để vượt mặt hệ thống?

    Nhưng tất cả những câu hỏi này cũng chả có ý nghĩa gì nếu như Facebook không thể bắt người dùng bỏ phiếu được. Và điều này có nghĩa là họ cần phải dựng lên một trang web, hay thậm chí phải có cả thông cáo báo chí, và phải đảm bảo là tất cả người dùng, dù họ sống ở đâu hay nói ngôn ngữ gì, cũng đều được khuyến khích để tham gia. Nếu Facebook muốn người dùng không mù quáng chọn bừa, họ cũng cần phải đảm bảo rằng người dùng hiểu rõ họ đang bỏ phiếu cho cái gì, chứ không phải chỉ đưa ra một đường link với một văn bản chính sách dài như cái sớ.

    Trang quản trị trang của Facebook vẫn đang hoạt động, với những luật lệ mới và một vài dòng bình luận vài năm một lần. Một trang thay đổi chính sách mới đã được đăng tải vào hôm qua, và nếu muốn, bạn có thể tham dự cuộc tranh luận về những thay đổi này ở đó. Nhưng để có được những bình luận thích đáng, có lẽ bạn sẽ muốn độc toàn bộ đề xuất của Facebook về những quy tắc về quyền riêng tư và điều khoản dịch vụ mới, và sau đó còn phải đọc lại cả những chính sách cũ để xem cái gì đang bị thay đổi.

    Tham khảo The Verge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ