"Quái vật" tàu đệm khí Mỹ và thất bại cay đắng tại chiến trường khi lần đầu tham chiến (Phần 1)

    PnM,  

    Ban đầu, những chiếc tàu đệm khí khổng lồ và hung hãn đã gây bất ngờ cho các binh sỹ của phe đối đầu.

    Chiến tranh vốn đã rất quen thuộc với nhiều người trên phim ảnh. Khi nhắc tới các chiến trường có lính Mỹ tham chiến thì một trong những ấn tượng sâu đậm nhất là số lượng lớn các loại máy bay trực thăng mà người Mỹ đã sử dụng. Bên cạnh đó là các hạm đội nhỏ (Mosquito Fleet) cũng được sử dụng rộng rãi dọc theo các con sông để phục vụ công tác tuần tra, trinh sát và vận chuyển hàng hóa.

    Quái vật tàu đệm khí Mỹ và thất bại cay đắng tại chiến trường khi lần đầu tham chiến (Phần 1) - Ảnh 1.

    Một cảnh trong phim Apocalypse Now với sự xuất hiện của các phương tiện quân sự đặc trưng

    Một trong những bộ phim chiến tranh sáng giá có sự góp mặt của hai loại phương tiện quân sự nói trên là Apocalypse Now của đạo diễn Francis Ford Coppola. Phần lớn nội dung của phim diễn ra trên một chiếc thuyền tuần sông loại PBR dọc theo sông Mekong. Tuy nhiên những chiếc PBR lại thường xuyên gặp khó tại các vùng nước nông và đầy lau sậy – vốn rất phổ biến ở những vùng sông nước nhiệt đới.

    Trước vấn đề đó, quân đội Mỹ đã yêu cầu phải có một phương tiện chiến tranh khắc phục được các nhược điểm của PBR, và thế là những chiếc tàu đệm khí đã được nghiên cứu và chế tạo.

    Quái vật tàu đệm khí Mỹ và thất bại cay đắng tại chiến trường khi lần đầu tham chiến (Phần 1) - Ảnh 2.

    Tàu đệm khí PACV SK-5

    Những chiếc tàu tuần tra PACV SK-5 (Patrol Air Cushion Vehicle) đã có mặt rộng rãi ở các vùng đất ngập nước và ven sông của chiến trường từ năm 1966 đến năm 1970.

    Ban đầu, những chiếc tàu đệm khí khổng lồ và hung hãn đã gây bất ngờ cho các binh sỹ phía bên kia. Chúng có khả năng phóng với tốc độ 70 dặm một giờ, dễ dàng vượt qua những thân cây gãy đổ trên sông, ủi dập các bụi cây nhỏ hay thậm chí là đánh lật những chiếc thuyền bằng gỗ của người dân địa phương. Tại thời điểm đó, không một loại tàu chiến nào khác của Mỹ có thể làm được như vậy.

    Quái vật tàu đệm khí Mỹ và thất bại cay đắng tại chiến trường khi lần đầu tham chiến (Phần 1) - Ảnh 3.

    Tàu đệm khí PACV SK-5

    Phương tiện tuần tra đệm khí (Patrol Air-Cushion Vehicle), gọi tắt là PACV, được chế tạo dựa trên mẫu tàu đệm khí Bell Aerosystems SK-5. Loại tàu "dị thường" này đã phục vụ tại chiến trường từ năm 1966 đến năm 1970. Giới phân tích quân sự tin rằng, đối với Mỹ mà nói thì chiến trường chính là "bãi thử" lý tưởng để các nhà chế tạo vũ khí Mỹ có thể thử nghiệm nhiều loại vũ khí trang bị trong điều kiện thực tế. Tại đó, quân đội Mỹ đã có được những kinh nghiệm đầu tiên với việc sử dụng tàu đệm khí trong chiến đấu.

    Quái vật tàu đệm khí Mỹ và thất bại cay đắng tại chiến trường khi lần đầu tham chiến (Phần 1) - Ảnh 4.

    Phiên bản dân dụng của tàu đệm khí SR.N5

    Nhưng người Mỹ không phải là tiên phong trong lĩnh vực này. Những con tàu đệm khí tương tự như vậy đã lần đầu tiên được sử dụng trong các trận chiến của quân đội Anh để chống lại quân du kích ở Malaya. Chính vương quốc Anh mới được coi là "bậc tiền bối" trong việc phát triển công nghệ tàu đệm khí. Năm 1965, nhờ học hỏi kinh nghiệm này mà Hải quân Mỹ đã quyết định mua ba tàu SR.N5 của Anh.

    Công ty Bell Aerosystems đã giành được giấy phép sản xuất và hoán cải các con tàu đệm khí theo yêu cầu của Hải quân Mỹ, đồng thời lắp đặt thêm nhiều trang bị và vũ khí trên tàu. Phiên bản tàu đệm khí đã "hiện đại hóa" này sau đó được biên chế trong Hải quân Mỹ với ký hiệu là SK-5.

    Quái vật tàu đệm khí Mỹ và thất bại cay đắng tại chiến trường khi lần đầu tham chiến (Phần 1) - Ảnh 5.

    Một chiếc tàu đệm khí dành cho Lục quân đang được thử nghiệm

    Quá trình thiết kế tàu đệm khí phiên bản quân sự được hoàn thành vào năm 1966. Những kíp lái đầu tiên được huấn luyện trực tiếp ở gần thị trấn nghỉ mát Coronado của vịnh San Diego và khu vực lân cận – tất cả đều trên đất Mỹ. Vào tháng 5 cùng năm, những con tàu này đã được triển khai ra chiến trường. Hải quân Mỹ lần đầu tiên đã sử dụng tàu đệm khí có vũ trang để tuần tra trên sông Mê Kông.

    Địa bàn hoạt động của những chiếc PACV SK-5 là dọc theo các cửa sông và đồng bằng ven sông, hay thậm chí cả trên biển. Chúng đặc biệt hữu ích ở những vùng nước nông hoặc đầm lầy – nơi mà các loại tàu tuần tra vỏ thép khác không thể tiếp cận được.

    Quái vật tàu đệm khí Mỹ và thất bại cay đắng tại chiến trường khi lần đầu tham chiến (Phần 1) - Ảnh 6.

    Một chiếc ACV của Quân đội Mỹ đang tuần tra trên sông Mekong

    Trong kíp lái của những chiếc tàu đệm khí thường có các chiến binh thuộc lực lượng đặc nhiệm Mỹ hoặc biệt kích. Những chiếc tàu đệm khí này được lực lượng "mũ nồi xanh" đặc biệt yêu thích. Trong những trận chiến vào cuối năm 1966, lực lượng này đã có được những chiến thắng đáng kể nhờ vào việc sử dụng tàu đệm khí.

    Quái vật tàu đệm khí Mỹ và thất bại cay đắng tại chiến trường khi lần đầu tham chiến (Phần 1) - Ảnh 7.

    UH-1 Iroquois helos của Phi đội Trực thăng Chiến đấu Một (HC-1), Phân đội 25 Hộ tống một chiếc PACV. Ảnh chụp ngày 21 tháng 11 năm 1966 bởi nhiếp ảnh gia Mate Second Class DM Dreher.

    Tốc độ cao, khả năng cơ động tốt và hỏa lực mạnh cho phép PACV SK-5 giải quyết được nhiều loại nhiệm vụ đa dạng. Ngoài việc tuần tra, chúng còn được sử dụng để tìm kiếm và tiêu diệt sinh lực đối phương, hộ tống các tàu khác, trinh sát, sơ tán người bị thương, vận chuyển vũ khí hạng nặng và hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ binh. Một lợi thế quan trọng của các con tàu đệm khí là chúng có thể hoạt động ở những nơi mà tàu thuyền thông thường không thể đi qua và máy bay trực thăng không thể hạ cánh.

    Quái vật tàu đệm khí Mỹ và thất bại cay đắng tại chiến trường khi lần đầu tham chiến (Phần 1) - Ảnh 8.

    Tàu đệm khí PACV SK-5

    Những chiếc tàu đệm khí được sử dụng tích cực cho các cuộc phục kích và các hoạt động ban đêm yêu cầu tốc độ cao. Mặc dù tàu đệm khí gây ra tiếng ồn rất lớn khi hoạt động nhưng chúng vẫn tỏ ra hiệu quả trong các cuộc tấn công bất ngờ vào các căn cứ của đối phương, và chạy trốn kịp thời trước khi họ tổ chức được lực lượng phản công. Theo ghi nhận thì những chiếc tàu đệm khí này hoạt động hiệu quả nhất trong các chiến dịch liên quân có sự tham chiến của trực thăng, pháo binh và các loại tàu khác.

    Patrol Air Cushion Vehicle (PACV) của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

    Tính năng kỹ-chiến thuật của tàu đệm khí PACV SK-5

    So với các loại tàu, thuyền cùng thời thì tàu đệm khí PACV SK-5 là những cỗ máy khá hiện đại. Chúng có kích thước lớn hơn nhiều so với các tàu tuần tra trên sông PBR Mk.2 tiêu chuẩn.

    Tên gọi "quái vật" của PACV SK-5 chính là do những người lính đặt cho. Để thể hiện uy lực, phô trương thanh thế và nâng cao "tác dụng tâm lý", các binh sĩ đã tô vẽ bộ hàm lởm chởm bằng sơn màu khiến cho mẫu khí tài này đã vốn lạ lùng lại càng trở nên hầm hố.

    Quái vật tàu đệm khí Mỹ và thất bại cay đắng tại chiến trường khi lần đầu tham chiến (Phần 1) - Ảnh 10.

    Tổng lượng choán nước của tàu đệm khí PACV SK-5 là 7,1 tấn. Chiều dài tối đa - 11,84 mét, chiều rộng - 7,24 mét, chiều cao (khi nổi trên đệm khí) - 5 mét.

    Kíp lái của mỗi tàu gồm có bốn người: một người lái thuyền, một người điều khiển radar và hai xạ thủ súng máy. Ngoài ra, tàu có thể chở tối đa 12 binh sĩ có vũ khí nhưng phần lớn bọn họ sẽ phải ngồi trên boong lộ thiên.

    (còn nữa)


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ