Đây là một bước ngoặt của cuộc chiến trên mạng Internet.
Quân đội Mỹ đang sử dụng các tay hacker như một thứ “vũ khí chiến đấu” để ngăn cản những hoạt động của quân đội ISIS nhằm trao đổi thông tin, chỉ huy đoàn quân và phục vụ đất nước tự xưng của họ, theo một báo cáo của báo The Los Angeles Times.
Quan chức giấu tên đã cung cấp thông tin cho báo The Times về một nhóm hoạt động tại Fort Meade, Maryland, gần đây đã “xác định và làm gián đoạn hệ thống mạng lưới liên lạc online của đất nước Hồi giáo” trong lúc trận chiến tuần qua diễn ra giữa ISIS và phe người Kurd khi hai bên đang nỗ lực chiếm thành phố phía bắc của Syria, Shadadi.
Josh mayeux, phòng thủ mạng lưới tại Cơ Sở Không Quân Peterson ở Ban Coloradovào ngày 20 Tháng 7 năm 2010
“Những đợt tấn công này sử dụng công nghệ thông tin trên chiến trường như một thứ vũ khí chiến tranh”, Thư ký Phòng thủ Ash Carter giải thích vào Chủ nhật. “Như việc thả bom nổ, giờ chúng tôi thả bom công nghệ”.
Những “quả bom công nghệ” hoạt động tại Fort Meade, trụ sở trung tâm của Cơ quan An ninh Quốc gia nổi danh kín tiếng này có lẽ đến từ đơn vị hacker hàng đầu của cơ quan an ninh, tên là TAO (tên đầy đủ là Tailored Access). Dù báo Times không xác nhận sự dính líu của TAO trong sự kiện này, có thông tin Thư ký Phòng thủ Carter đã ra lệnh cho lãnh đạo NSA Michael Rogers làm việc cùng với Trung tâm Chỉ Huy Hoa Kỳ để tấn công mạng lưới ISIS.
Đây là một bước ngoặt trong chiến tranh kỹ thuật số, khác với những hoạt động phòng thủ trước những đợt tấn công bên ngoài từ hacker. Việc dùng đến vũ khí công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động tên lửa có mục tiêu tại Syria cũng là lần đầu kỹ thuật hack đến từ chính phủ mỹ được sử dụng trên mặt đất Syria.
Trung tâm trụ sở NSA tại Forte Meade, Maryland.
Mặc dù việc sử dụng công nghệ thông tin trong chiến tranh đã từng xảy ra, có thể kể đến: Năm 2010, Chính phủ mỹ và Israel được tin là phe đã lây nhiễm khu vực hoạt động hạt nhân của Iran với “Stuxnet”, một con sâu máy tính có khả năng khiến bộ máy ly tâm tự hủy. Và năm 2012, một cựu chỉ huy Hải Quân Mỹ tại Afghanistan đã kể trong một cuộc họp báo rằng anh ta đã thực hiện “những hoạt động công nghệ thông tin với quân thù và đem lại tác động lớn mạnh”.
“Vũ khí công nghệ thông tin và những cuộc tấn công kỹ thuật số đang được tích hợp lên tất cả những hoạt động quân sự”, Adam Segal viết trong quyển sách “Trật tự thế giới bị hack”, quyển sách đề cập đến xu hướng sử dụng mặt trận công nghệ trên chiến trường.
Những đòn tấn công công nghệ thông tin vào ISIS xảy ra trong thời gian Lầu Năm góc đang nỗ lực đầu tư vào mặt trận công nghệ sau kế hoạc chiến đâu công nghẹ mới tháng 4 năm 2015. Trong đó, quân đội đã đề xuất 133 tổ đội tham gia “lực lượng nhiệm vụ công nghệ thông tin” vào năm 2018, 27 đội trong số đó được điều đi hỗ trợ nhiệm vụ tấn công bằng cách “tạo ra những tác động công nghệ thông tin hỗ trợ... cho các hoạt động”. (Trong quân sự “Tác động” thường được hiểu với nghĩa quân sự là đạn đạo và mục tiêu trên không, chiến binh thường thông báo “tác động tốt đến mục tiêu” để báo cáo những phát bắn trúng).
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"