Quân đội Mỹ sẽ triển khai Drone siêu thanh vào năm 2030, nhanh đến mức không thể bắt nổi
Quân đội Mỹ sẽ triển khai máy bay không người lái siêu thanh vào năm 2030 cho các mục đích giám sát và vận chuyển vũ khí.
Không quân Hoa Kỳ sẽ sở hữu một thiết bị bay không người lái siêu thanh hoặc xe giám sát, tình báo thông minh (ISR) vào năm 2030. Công nghệ này cho phép các xe (hoặc máy do thám) vào và thoát ra khỏi lãnh thổ đối phương với tốc độ nhanh nhất mà vẫn kịp chụp và gửi về những hình ảnh về địa hình này.
Drone siêu thanh hoặc ISR mang vũ khí có khả năng di chuyển với tốc độ nhanh chóng và đối phó được với hỏa lực bắn trả từ đối phương (theo báo cáo từ Scout). Vận tốc của thiết bị này khiến cho các nỗ lực bắt giữ từ đối phương gần như là vô ích. Thậm chí, lực lượng không quân có thể sử dụng một xe IRS cho 2 mục đích: giám sát và vận chuyển vũ khí vào năm 2040.
Nhiều máy bay không người lái siêu thanh hoặc xe IRS có thể được sản xuất và phát triển để bắn lên bầu trời từ mặt đất và dùng tốc độ của nó để tấn công các mục tiêu của địch. Chúng sẽ được trang bị công nghệ mới giúp tăng cường khả năng bay lượn nhưng hiện tại công nghệ này vẫn chưa sẵn sàng để đưa vào sản xuất.
Hiện Mỹ vẫn chưa thực hiện bất kỳ chuyến bay thử nghiệm nào với loại drone siêu thanh hoặc xe IRS này. Trong khi đó, một báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc có thể triển khai một chiếc xe siêu thanh có khả năng mang tên lửa vào năm 2020. Theo báo cáo gần đây của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc thì chiếc xe siêu thanh này đang được gấp rút hoàn thiện để triển khai các tên lửa đầu tiên trong 4 năm nữa.
Ngoài Trung Quốc, Nga cũng đã có kế hoạch triển khai một chiếc xe siêu thanh cũng mang tên lửa hạt nhân nhưng có lộ trình ra mắt sau Trung Quốc 2 năm (theo Forbes).
Tham khảo: scienceworldreport
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI