Một quốc gia EU có thể sẽ cấm nhân viên chính phủ dùng Facebook do những lo ngại về bảo mật dữ liệu trên nền tảng truyền thông xã hội này.
- Mở hộp kính Apple Vision Pro vừa về Việt Nam với giá gần 170 triệu đồng: Đeo trên mặt thiết bị đắt gấp 2 lần xe Honda SH sẽ như thế nào?
- Khi xu hướng trải nghiệm lên ngôi: Redmi Note 13 Pro+ 5G và những trang bị vượt ngoài mong đợi
- Pháp thử nghiệm robot giúp đỡ người già
- Google và Samsung hợp tác cung cấp giải pháp tương tự AirDrop trên Android và Windows
- Cập nhật hệ điều hành 7 năm nghĩa là đã đến lúc các hãng smartphone nên mang tính năng bị bỏ rơi này trở lại
Chính phủ Hà Lan có thể cấm công chức sử dụng Facebook do lo ngại về bảo mật dữ liệu trên nền tảng này, tờ De Telegraaf đưa tin hôm 5/2. Bộ trưởng Số hóa Hà Lan Alexandra van Huffelen cho biết sẽ công bố một báo cáo chính thức về vấn đề này.
Bà cho biết Chính phủ Hà Lan từ lâu đã quan ngại về cách Meta, công ty mẹ của Facebook, xử lý thông tin nhạy cảm của người dùng. Tháng 11 năm ngoái, Cơ quan bảo vệ dữ liệu Hà Lan (AP) được yêu cầu tư vấn liệu các quan chức chính phủ có nên sử dụng Facebook hay không. Bà Van Huffelen cho biết thêm, dự kiến họ sẽ sớm đưa ra phản hồi.
Các nguồn tin nói với De Telegraaf rằng một bản thông báo chính thức về lệnh cấm đã được chuẩn bị sau khi các quan chức Hà Lan cho rằng phản ứng của Meta trước những lo ngại của họ là chưa thỏa đáng. Báo cáo cho biết các hoạt động chuẩn bị đang được thực hiện ở cấp chính phủ.
Năm ngoái, chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte cũng cấm các quan chức cài đặt ứng dụng chia sẻ video TikTok do Trung Quốc sở hữu trên điện thoại cơ quan của họ, với lý do lo ngại về khả năng bị gián điệp.
Động thái này báo trước sự ra đời của danh sách các ứng dụng được phê duyệt trước cho các thiết bị của chính phủ. Các quan chức vào thời điểm đó chỉ ra rằng Facebook và Instagram – một nền tảng Meta khác – có thể bị xóa khỏi danh sách trong tương lai.
Tuần trước, bà van Huffelen đăng dòng chia sẻ cuối cùng của mình trên X (trước đây là Twitter), một nền tảng thuộc sở hữu của tỷ phú Elon Musk, cho biết quyết định này mang tính cá nhân, đồng thời do X từ chối tuân thủ luật dữ liệu của EU.
“Đó cũng là cách chúng tôi muốn làm với Facebook. Chúng tôi nói chuyện với họ nếu họ không tuân thủ các quy tắc. Sau đó chúng tôi có một cuộc trò chuyện để xem liệu họ có đang thực hiện quy tắc hay không. Nhưng với Musk, cuộc trò chuyện đó chưa bao giờ xảy ra. Anh ta không cởi mở với điều đó", bà nói.
Một số quan chức EU chỉ trích Musk vì ông tự tuyên bố ủng hộ quyền tự do ngôn luận. Các nhà phê bình cho rằng lập trường của ông đã dẫn đến việc lan truyền thông tin sai lệch trên X. Brussels đã mở một cuộc điều tra về nền tảng này vào tháng 12.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời