Quốc gia duy nhất trên thế giới cấm bán iPhone 14, người dân phải mua hàng nhập lậu với giá đắt hơn tới 36%
Một quốc gia tại Nam Mỹ đang là khu vực duy nhất cấm bán thiết bị 5G như iPhone của Apple do liên quan đến vụ kiện tụng vi phạm bằng sáng chế với hãng viễn thông Thụy Điển Ericsson.
- Giật mình với 5,3 tỉ điện thoại di động thải ra trong năm 2022
- iPhone 14 “ế hàng” trong ngày đầu mở bán tại Việt Nam, lý do là gì?
- Đây là chiếc smartphone mà fan Naruto sẽ 'mê lên mê xuống'
- Giới đầu cơ iPhone: "Săn sale Shopee rẻ hơn đặt cọc tại đại lý"
- Trên tay Xiaomi Civi 2: Điện thoại chuyên selfie của Xiaomi, có Dynamic Island giống iPhone, giá 7.9 triệu đồng
Trong một thông cáo báo chí gần đây, Apple tuyên bố sẽ phát hành iPhone 14 Plus tại Colombia vào cuối tháng này. Điều đáng nói là, iPhone 14 đã bị cấm bán ở Colombia kể từ khi ra mắt, do liên quan đến vụ kiện tụng của Apple với hãng viễn thông Thụy Điển Ericsson, tranh cãi về công nghệ mạng 5G.
Carlos Olarte, luật sư của Ericsson tại Colombia, không biết về thông báo này cho đến khi được trang Rest of World liên hệ. Ông cho biết: “Tôi nghi ngờ đó là một sự nhầm lẫn”. Đồng thời, ông nhấn mạnh hành động như vậy sẽ trực tiếp vi phạm lệnh cấm.
Hồi tháng 7, một thẩm phán đã đưa ra phán quyết cấm nhập khẩu bất kỳ thiết bị 5G nào của Apple, sau khi Ericsson đệ đơn kiện vi phạm bằng sáng chế ở Colombia và nhiều quốc gia khác. Ericsson muốn Apple trả tiền cho việc sử dụng các công nghệ 5G đã được cấp bằng sáng chế của mình, mặc dù mạng 5G này chưa được triển khai tại Colombia.
Mức phí đưa ra là 5 USD cho mỗi chiếc iPhone, nhưng Apple từ chối trả. Cho đến nay, Colombia là quốc gia duy nhất cấm thiết bị 5G của Apple như một biện pháp phòng ngừa, cho đến khi có phán quyết cuối cùng.
Trang Rest of World đã liên hệ với Apple nhưng công ty từ chối bình luận. Sau đó, Apple chủ động xóa bỏ đoạn chú thích xác nhận phát hành iPhone 14 Plus tại Columbia vào ngày 28/10 trong thông cáo báo chí.
Vụ kiện giữa hai công ty khiến quốc gia Colombia không thể bán iPhone 14.
Trong vụ kiện Apple, Ericsson tuyên bố rằng Colombia chỉ “chiếm khoảng 0,2% doanh số bán hàng trên toàn thế giới của Apple”. Tuy nhiên, gã khổng lồ viễn thông Thụy Điển khẳng định sẽ kiện tụng ở Colombia vì đây là “biện pháp phòng ngừa nhằm gửi đi một thông điệp quan trọng trong các cuộc đàm phán pháp lý.” Olarte cho biết: “Nếu làm một phép toán, đó vẫn là con số khổng lồ."
Khi chiếc iPhone mới nhất ra mắt toàn cầu vào tháng 9, người Colombia không thể tìm mua tại bất kì cửa hàng ủy quyền, nhà bán lẻ lớn hoặc nhà mạng nào. Lựa chọn duy nhất chính là mua iPhone trên thị trường chợ đen, tức hàng xách tay nhập lậu.
Nhiều người mua và bán tiết lộ, nhiều cửa hàng cố đưa sản phẩm vào Colombia bằng cách buôn lậu. Một số nhà cung cấp trả cho người Colombia ở Mỹ một khoản phí buôn lậu lên tới 300 USD cho mỗi chiếc, sau đó họ xách tay trong hành lý để mang về nước.
Các cửa hàng cung cấp khẳng định mức giá cao hơn là chi phí rủi ro mà họ đang thực hiện, mức phí đó chuyển đến khách hàng cuối khiến họ phải trả nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, một số lo lắng rằng những chiếc iPhone mới có thể không hoạt động với mạng viễn thông trong nước.
Một nhân viên từ Thania Cel, cửa hàng điện thoại nhỏ ở Bogotá quảng cáo iPhone 14 trên Instagram, cho biết: “Mọi người sẽ đến Mỹ và đề nghị các ông chủ của tôi mang điện thoại về.”
Một nhân viên từ cửa hàng điện thoại khác ở Bogotá tiết lộ một số kẻ buôn lậu bị các nhân viên hải quan tại sân bay hỏi thăm, nếu mang theo một chiếc iPhone 14 trong quá trình kiểm tra thông thường. Vậy nhưng, người bán cho biết không có ai trong số những kẻ buôn lậu này bị chính quyền tịch thu điện thoại.
Phiên bản iPhone 14 tiêu chuẩn vốn có giá 799 USD trên trang web của Apple, nhưng lại có giá cao hơn 36% tại 1 cửa hàng Colombia, đạt mức gần 5 triệu peso (khoảng 1.084 USD). Không chỉ thế, thị trường nơi đây còn chứng kiến cảnh loạn giá. Một cửa hàng khác có thể đắt hơn tới 600.000 peso (khoảng 130 USD) dù cùng một mẫu.
Người dân phải mua hàng nhập lậu với giá đắt hơn 36%, chưa kể đến việc loạn giá tại các cửa hàng.
Trong khi đó, Apple đã kháng cáo quyết định này và với hy vọng sẽ có phán quyết khác để có thể tiếp tục kinh doanh iPhone 14 và được chấp thuận từ cơ quan quản lý viễn thông Colombia.
Mọi người vẫn tiếp tục mua và bán iPhone trên khắp Colombia. Tuy nhiên, ngay cả khi rủi ro kinh tế của việc buôn lậu gần như thuộc về nhà cung cấp, người mua vẫn phải đối mặt với nỗi lo những chiếc iPhone đắt tiền không hoạt động, hoặc không được bảo hành nếu gặp sự cố.
Một kỹ thuật viên giấu tên từ một cửa hàng sửa chữa ủy quyền cho biết: “Lệnh cấm cũng đồng nghĩa chúng tôi không thể nhập khẩu linh kiện để thay thế.”
Khi được hỏi làm thế nào để sửa một chiếc điện thoại Apple mới ở Colombia, một nhà cung cấp đã chọn đưa ra câu trả lời mập mờ: “Nếu có vấn đề với iPhone 14, hãy mang nó đến cho tôi. Tôi sẽ giải quyết nó.” Có lẽ họ sẽ gửi sang Mỹ để sửa chữa, và bạn phải chờ khá lâu để nhận máy.
Tham khảo: Rest of world
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI