Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cấm TikTok trên các thiết bị công

    Quỳnh Chi , VTV 

    Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật chi tiêu, trong đó cấm cài ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ.

    Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật chi tiêu, trong đó cấm cài ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ.
    Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cấm TikTok trên các thiết bị công - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa: Getty)

    Như vậy, theo dự luật chi tiêu lưỡng đảng đã được cả hai viện Quốc hội Mỹ thông qua, ứng dụng TikTok do tập đoàn công nghệ ByteDance của Trung Quốc sở hữu sẽ chính thức bị cấm trên các thiết bị của Chính phủ Mỹ.

    Việc thông qua dự luật cấm TikTok này cho thấy mối lo ngại ngày càng tăng của Mỹ về ứng dụng chia sẻ video Tiktok của tập đoàn Trung Quốc ByteDance.

    Trước đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết, ứng dụng này đang gây rủi ro cho an ninh quốc gia, có thể bị khai thác để gây ảnh hưởng đến người dùng hoặc kiểm soát thiết bị của họ. Đây được coi là đòn giáng mạnh vào danh tiếng của TikTok và khiến các nhà quảng cáo e ngại. Hiện dự luật đang chờ Tổng thống Joe Biden ký thành luật.

    Trong khi đó, theo CNBC, Tik Tok đã nhiều lần khẳng định cơ sở dữ liệu người dùng Mỹ của mình không được đặt tại Trung Quốc. Tuy nhiên, những đảm bảo này không hề khiến các lo ngại giảm bớt và cuối cùng dẫn tới kết quả hiện tại.

    Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cấm TikTok trên các thiết bị công - Ảnh 2.

    (Ảnh: Reuters)

    Phản ứng lại lệnh cấm, đại diện của Tik Tok cho biết, công ty cảm thấy "thất vọng" vì Quốc hội Mỹ đã cấm ứng dụng trên các thiết bị của chính phủ. Theo tập đoàn này, đây là một động thái "mang tính chính trị" và sẽ "không giúp ích được gì cho lợi ích an ninh quốc gia".

    Trong bối cảnh đó, Tik Tok hay ByteDance đang làm việc để đạt được thỏa thuận với chính quyền nhằm xoa dịu những lo ngại về an ninh quốc gia thông qua Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS).

    Việc cấm TikTok trên các thiết bị của Chính phủ Mỹ có thể mang lại lợi ích cho các nền tảng đối thủ như Facebook, Instagram hay Snap, những nền tảng cũng đang nhắm tới phân khúc người dùng trẻ tuổi và cạnh tranh gay gắt.

    Ngoài việc cấm Tik Tok, dự luật này kêu gọi các nền tảng thương mại điện tử tiến hành kiểm tra chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn hàng giả. Trên hết, nó cũng bao gồm một số quy định liên quan tới chống độc quyền như buộc các công ty theo đuổi những vụ sáp nhập lớn phải trả nhiều tiền khi nộp hồ sơ lên cơ quan chống độc quyền liên bang.

    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày