Quy đổi hệ số cảm biến máy ảnh là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của hình ảnh?
Tại sao gắn ống kính lên máy cảm biến nhỏ lại bị 'zoom lên', tại sao smartphone lại không thể xóa phông vật lý? Tất cả có trong bài viết này.
Chắc chắn nhiều người mới chập chững bước vào bộ môn nhiếp ảnh cũng sẽ biết rằng trên thị trường có nhiều máy ảnh với kích thước cảm biến thu nhận ảnh khác nhau, càng bỏ ra số tiền càng lớn thì cảm biến càng lớn. Nhưng mọi thứ phức tạp hơn khi cùng một ống kính gắn vào các thân máy ảnh (body) với cảm biến kích thước khác nhau, thì cả 'độ zoom' lẫn 'khả năn xóa phông' đều bị thay đổi.
Video giải thích về quy đổi hệ số cảm biến máy ảnh từ The Slanted Lens
Điều mà ta nói đến ở đây là 'Quy đổi hệ số cảm biến'. Theo đó, cảm biến Full-frame (đường chéo 35mm) là quy chuẩn với hệ số 1x, cảm biến nhỏ nhất trên máy ảnh thay đổi được ống kính là micro 4/3, APS-C với hệ số 1.5x và Medium Format là cảm biến lớn hơn nên lại có hệ số nhỏ hơn nên có hệ số 0.79x.
So sánh các kích thước cảm biến khác nhau
Lấy một ví dụ là ống kính 50mm, khi gắn lên máy ảnh micro 4/3 sẽ có góc nhìn tương đương với ống kính 100mm (50 x 2), APS-C là 75mm (50 x 1.5) và nếu như vòng ảnh đủ lớn để gắn vào máy ảnh Medium Format sẽ có góc nhìn 39.5mm. Về bản chất, ống kính này vẫn tạo ra 'độ zoom' giống hệt ở bất cứ máy ảnh nào, điểm khác biệt là những cảm biến càng nhỏ thì chỉ chụp được 1 phần nhỏ của hình ảnh ống kính, nên góc nhìn bỗng thu hẹp lại.
Tương tự với 'độ mỏng nét', một ống kính với khẩu độ f/2.8 của Full-frame khi sử dụng trên thân máy Micro 4/3 sẽ tương đương với f/5.6, khoảng f/4 khi gắn trên máy APS-C và f/2.2 trên Medium Format. Nhưng lại một lần nữa, khẩu độ này không hề thay đổi, do ảnh hưởng của góc nhìn đã bị hẹp lại nên cho độ dày nét (hay nói đơn giản là độ dày 'xóa phông') bị rộng ra, ta sẽ không thể tạo ra các bong bóng bokeh to mà thôi.
Đây chính là lý do tại sao để chụp xóa phông tốt hơn, ngoài việc mua những ống kính có tiêu cự dài, khẩu độ lớn thì các nhiếp ảnh gia thường phải nâng cấp lên những dòng máy có cảm biến nhận ảnh lớn hơn, thường là Full-frame và Medium Format. Và đây cũng là lý do tại sao smartphone không thực hiện xóa phông 'thật' hơn, chúng có cảm biến nhỏ hơn máy ảnh rất nhiều nên sẽ phải dùng phần mềm để tạo ra bokeh 'ảo.
Công thức tính khẩu độ của một ống kính
Để có cái nhìn trực quan hơn về vấn đề này, trang The Slanted Lens đã thực hiện 2 bài thử với những dòng máy với kích thước cảm biến khác nhau.Ta có Olympus EM1 (Micro 4/3), Fujifilm X-T4 (APS-C), Sony A7R IV (Full-frame) và Fujifilm GFX (Medium Format).
Bài thử đầu tiên họ sử dụng ống kính với tiêu cự được quy đổi để có góc nhìn giống nhau, nhưng giữ khẩu độ bằng nhau là f/2.8. Ta có thể thấy máy ảnh càng có cảm biến lớn, những quân bài càng được 'xóa phông' mạnh hơn.
Bài thử tiếp theo vẫn có cùng góc nhìn, nhưng lần này ta có các dòng máy được sử dụng khẩu độ đã được quy đổi để khả năng 'xóa phông' cũng giống nhau. Đối với chụp ảnh tĩnh, chắc chắn nhiều người sẽ thích việc những dòng máy cảm biến lớn có thể xóa phông nhiều hơn. Nhưng ngược lại trong việc quay phim cần tất cả mọi thứ đều phải nét thì các dòng máy với cảm biến nhỏ lại có lợi thế, khi ở ngay những khẩu độ nhỏ đã có trường ảnh sâu hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"