Quyển sổ siêu bảo mật với cảm biến vân tay, không phải chủ đừng hòng mở
Cảm biến vân tay trên quyển sổ sẽ giúp bạn che giấu những bí mật của mình trước những con mắt tò mò.
Bạn viết nhật ký và cảm thấy xấu hổ khi người khác nhìn thấy nó? Mọi chuyện có thể khác nếu quyển nhật ký của bạn là Lockbook – đây là một quyển sổ tay có chức năng nhận dạng vân tay và chỉ có thể được mở ra bởi chính người chủ của nó. Với tính năng thú vị này, mọi bí mật cá nhân bên trong quyển sổ sẽ được bảo vệ an toàn một cách tối đa.
Lockbook hiện đã huy động được hơn 48.000 USD trên Indiegogo – số tiền này đã vượt qua mục tiêu mà dự án này đặt ra.
Chiếc sổ tay độc nhất này sử dụng công nghệ sinh trắc học nhận dạng vân tay vốn đang phổ biến trên các điện thoại di động. Và không chỉ dành để viết nhật ký, Lockbook còn phục vụ cho chủ nhân khi làm việc với các dự án, ghi chú các vấn đề quan trọng hay lưu giữ mật khẩu tài khoản thẻ tín dụng. Hệ thống nhận dạng vân tay có thể mở và đóng máy tính xách tay trong vòng chưa đầy một giây và rất dễ cài đặt.
Lockbook
Ngoài ra, nhờ hệ thống mô đun được thiết kế đặc biệt, quyển sổ này có thể tùy biến theo nhu cầu của người dùng với các kích thước khác nhau của các thẻ, trang giấy được đục lỗ… điều này sẽ tiết kiệm chi phí vì khách hàng không phải mua nhiều quyển Lockbook cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Bạn cũng không nên quá lo lắng về giá thành của sản phẩm vì chỉ cần bỏ ra 39 USD để được sở hữu Lockbook. Vấn đề là nếu đặt mua sản phẩm này, bạn phải chờ đợi đến tháng 6/2017 mới được công ty ship hàng.
Tham khảo: Techviral
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI