Tổng thống Putin cho biết, Nga phải ưu tiên ứng dụng mọi thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào công trình này.
- Bí mật đằng sau sự vướng víu lượng tử: Người ngoài hành tinh có thực sự từng ghé thăm Trái Đất?
- Tại sao rất nhiều bức tượng của người Ai Cập cổ đại lại bị gãy mũi?
- Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
- Quả bóng Ubeidiya 1,4 triệu năm tuổi: Phát hiện làm đảo lộn lịch sử loài người!
- Vùng đen trong vũ trụ đáng sợ đến mức nào?
Quyết tâm thép của ông Putin trong vũ trụ
Theo tin tức mới nhất từ Reuters , Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 26/10 cho biết phần đầu của Trạm vũ trụ mới của Nga - mà Moscow coi là sự phát triển hợp lý tiếp theo trong việc thám hiểm không gian sau Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) - sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2027.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, cùng với người đứng đầu tập đoàn vũ trụ Roscosmos Yury Borisov, đến thăm trung tâm của Tập đoàn Tên lửa và Vũ trụ "Energia" ở Korolyov, ngoại ô Moscow, Nga, ngày 26/10/2023 (Ảnh: Sputnik/Sergei Bobylev/ Pool via REUTERS).
Trong cuộc họp với các quan chức ngành vũ trụ, Tổng thống Putin cũng tuyên bố sẽ tiếp tục Chương trình Mặt trăng của Nga bất chấp thất bại của sứ mệnh Luna-25 hồi tháng 8/2023 khi nỗ lực phóng tàu đổ bộ lên Mặt trăng đầu tiên sau 47 năm, các hãng thông tấn Nga đưa tin.
Ông Putin cho biết quyết định của Moscow kéo dài thời gian tham gia Trạm ISS đến năm 2028, hiện đã hoạt động được 25 năm, chỉ là một biện pháp tạm thời.
Khi nói về Trạm Vũ trụ mới của Nga, ông Putin nói: "Khi nguồn tài nguyên của Trạm Vũ trụ Quốc tế cạn kiệt, chúng tôi không chỉ cần một phần mà là toàn bộ trạm được đưa vào sử dụng. Và vào năm 2027, phần đầu tiên của trạm sẽ được đưa vào quỹ đạo".
Ông cho biết quá trình phát triển Trạm vũ trụ Nga phải được tiến hành đúng tiến độ để chương trình không gian Nga tránh được nguy cơ tụt hậu năng lực phóng các chuyến bay có phi hành gia vào vũ trụ.
"Trạm vũ trụ mới này của Nga phải được ưu tiên ứng dụng mọi thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cũng như có tiềm năng đảm nhận các sứ mệnh trong tương lai" - Tổng thống Putin khẳng định.
Tổng thống Putin cho biết: "Thất bại của Luna-25 là kinh nghiệm mà chúng ta có thể sử dụng trong tương lai. Chương trình Mặt trăng sẽ tiếp tục. Không có chuyện chúng ta dừng lại nó" (Ảnh: Sputnik/Sergei Bobylev/ Pool via REUTERS).
Về phần mình, Yury Borisov, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, tán thành quan điểm của Tổng thống Putin khi xem Trạm Vũ trụ Nga như một phương tiện để duy trì khả năng của đất nước trong việc phóng tàu vũ trụ có người lái vào không gian.
"Trạm ISS đang già đi và sẽ kết thúc vào khoảng năm 2030" - Hãng thông tấn Nga trích dẫn lời ông Yury Borisov.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của trạm vũ trụ mới, Tổng thống Putin cho biết thêm: "Nếu chúng ta không bắt đầu công việc quy mô lớn để tạo ra một trạm vũ trụ của riêng Nga vào năm 2024 thì rất có thể chúng ta sẽ mất năng lực vì khoảng cách về thời gian.
Ý tôi là, trạm ISS sẽ sớm không còn ở trên quỹ đạo nữa, trong khi trạm vũ trụ của riêng Nga lại chưa sẵn sàng".
Trong bài phát biểu của mình, ông Putin cũng cho biết ông đã được thông báo đầy đủ về các sự cố kỹ thuật dẫn đến vụ tai nạn của tàu Luna-25 trong hành trình đổ bộ xuống khu vực cực Nam Mặt trăng hồi tháng 8.
Ông Putin khẳng định: "Tất nhiên là chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề này. Sai lầm là sai lầm. Đây là cuộc thám hiểm không gian và mọi người đều hiểu điều đó.
Thất bại của Luna-25 là kinh nghiệm mà chúng ta có thể sử dụng trong tương lai. Chương trình Mặt trăng sẽ tiếp tục. Không có chuyện chúng ta dừng lại nó".
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là một phòng thí nghiệm khoa học quỹ đạo đã hoạt động hơn 2 thập kỷ (Ảnh: NASA).
Người đứng đầu Roscosmos cho biết lần phóng lên Mặt trăng tiếp theo của Nga có thể được chuyển sang năm 2026 thay vì năm 2027 như kế hoạch hiện nay.
Sau sứ mệnh Luna-25 năm 2026, Nga sẽ triển khai tiếp tục các sứ mệnh khác là Luna-26, 27 và 28 diễn ra trước năm 2030.
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là một phòng thí nghiệm khoa học quỹ đạo - nơi sinh sống và làm việc của các nhà khoa học/phi hành gia trong hơn 2 thập kỷ. Trạm ISS có kích thước bằng một sân bóng đá, bay quay Trái đất ở khoảng cách 400 km.
Tại ISS, Nga phụ trách vận hành động cơ cho phép ISS di chuyển, còn Mỹ phụ trách mạng lưới điện của ISS.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4