Ra giá 670.000 đồng/xô, nghệ nhân Trung Quốc vẫn gặp khó khăn trong việc thu mua nước tiểu bé trai về làm giấy

    Long.J,  

    Nhà họ Lê ở huyện Phụ Dương, Hàng Châu, có truyền thống làm giấy bằng tre từ hàng trăm năm nay. Trong đó, có một kỹ thuật vô cùng đặc biệt là ngâm bột tre trong nước tiểu, mà phải là nước tiểu của bé trai, như vậy mới cho ra loại giấy có chất lượng tốt nhất.

    Để chuẩn bị trước cho Singles Day (11/11), lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất nhì dịp cuối năm, một nhà làm giấy truyền thống của Trung Quốc đang tất bật thu thập thứ không tưởng: Nước tiểu từ các bé trai, bạn không đọc nhầm đâu.

    Nhà họ Lê ở huyện Phụ Dương, Hàng Châu, có truyền thống làm giấy bằng tre từ hàng trăm năm nay. Trong đó, có một kỹ thuật vô cùng đặc biệt là ngâm bột tre trong nước tiểu, mà phải là nước tiểu của bé trai, như vậy mới cho ra loại giấy có chất lượng tốt nhất.

    Ra giá 670.000 đồng/xô, nghệ nhân Trung Quốc vẫn gặp khó khăn trong việc thu mua nước tiểu bé trai về làm giấy - Ảnh 1.

    Giấy tre nhà họ Lê bán rất chạy trên Taobao, Alibaba và đặc biệt là dịp Lễ Độc thân 11/11 sắp tới thì không thể bỏ qua được. Năm ngoái, ông chủ họ Lê đã xài hết 1500 lít nước tiểu mới làm đủ giấy theo đơn đặt hàng.

    Năm nay, vẫn thiếu 250 lít mà chỉ còn 11 ngày nữa thôi. Để bù đắp con số đó, ông Lê đã dán đầy áp phích quanh thị trấn, hứa hẹn mua lại nước tiểu của bé trai với giá cực hời.

    Lê bảo, bình thường 1 xô nước tiểu chỉ trả 30 tệ (100.000 đồng) thôi, còn bây giờ gấp rút quá rồi, 200 tệ 1 xô (670.000 đồng) cũng nhận hết. Ra giá cao là vậy, thế nhưng để một cháu trai tiểu đầy cái xô của ông Lê, chắc phải uống vài tô canh, thêm mấy cốc sữa đậu nữa mới đủ.

    Ông chủ nghề làm giấy gia truyền mạnh dạn mua lại nước tiểu bé trai với giá cao để phục vụ sản xuất

    Ra giá 670.000 đồng/xô, nghệ nhân Trung Quốc vẫn gặp khó khăn trong việc thu mua nước tiểu bé trai về làm giấy - Ảnh 3.

    Sau khi dán quảng cáo, hễ gia đình nào đánh điện là ông Lê lại xách xô tới thu nước tiểu. Dân cư quanh đó đã quá quen với cảnh người đàn ông xách xô nước tiểu đi đi về về, nơi ông thường có mặt nhất là trường cấp I và II. Đúng là nghề nghiệp nào cũng có gian truân riêng của nó!

    Theo Shanghaiist

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày