Rã máy iPad Mini 3: khó sửa chữa chẳng kém gì iPad Air 2
Được biết, phím Home là vị trí khó sửa chữa nhất trên máy.
Cách đây ít lâu, iFixit đã tiến hành mổ xẻ chiếc iPad Air 2 nhằm cung cấp cho người dùng cái nhìn trực quan nhất về phần cứng của chiếc tablet thế hệ mới này. Kết quả thu được, iPad Air 2 đạt điểm 2/10 về khả năng sửa chữa đồng nghĩa với việc khi có vấn đề về phần cứng, việc sửa chữa iPad Air 2 là rất khó khăn.
Nguyên nhân đến từ việc máy sở hữu thiết kế quá mỏng và khi tháo gỡ cần phải thật cẩn thận để tránh hư hại. Mới đây, họ lại tiếp tục tiến hành rã máy iPad Mini 3 và cho kết quả tương tự.
Theo đó, iPad Mini 3 sở hữu ngoại hình và một số tính năng gần giống với người tiền nhiệm Mini 2, điểm khác biệt lớn nhất giữa hai máy là phiên bản vỏ màu vàng và cảm biến Touch ID. Trong đó, phím Home là vị trí khó sửa chữa nhất trên máy.
iPad Mini 3 có thêm phiên bản màu vàng sang trọng.
Để tách vỏ máy, cần sử dụng túi nhiệt để thực hiện.
iFixit phải sử dụng tới công cụ chuyên dụng có tên là iOpener - đặt ở các điểm kết nối giữa phần màn hình và vỏ máy, giúp tách thân máy dễ dàng hơn.
Sau khi loại bỏ được phần vỏ máy, màn hình iPad Mini 3 lộ diện với tấm nền và màn hình LCD riêng biệt. Nếu so với iPad Air 2 thì thiết kế này hoàn toàn trái ngược về cách ghép nối màn hình.
Phần mặt kính và màn hình được phân tách khá rõ ràng.
Mặt sau của nút Home trên iPad Mini 3 được phủ một lớp kết dính tương tự như keo nóng giúp cố định với phần khung máy.
Tiến hành tháo gỡ cảm biến vân tay trên nút Home, tuy nhiên, đây được xem là công đoạn khó khăn nhất.
Cảm biến Touch ID với mã hiệu 8416A1 trên iPad Mini 3.
Bảng mạch chính bao gồm vi xử lý A7, DRAM LPDDR3, bộ nhớ flash 16 GB, mô đun Wi-Fi, chip Apple A1 và mạch NFC.
Nhìn kĩ hơn một chút, chúng ta sẽ thấy chip Apple M7, bộ giải mã âm thanh Cirrus Logic, bộ khuếch đại âm thanh, bán dẫn và IC giao diện màn hình.
Toàn bộ linh kiện của chiếc iPad Mini 3 sau khi được rã máy. Cũng theo iFixit, viên pin và bo mạch của máy không được hàn cố định vào khung nhưng lại được cố định bằng nhiều keo dính. Trong khi đó, cổng kết nối Lightning lại được Apple hàn cố định vào bo mạch khiến máy thực sự rất khó sửa chữa nếu hỏng nút Home.
Tham khảo: iFixit
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh Cybercab: Chiếc xe điện tự lái không vô lăng, không bàn đạp, không cổng sạc, giá hơn 700 triệu đồng của Tesla
Tuy nhiên, khả năng hoạt động tự hành của chiếc xe này vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Optimus - Robot hình người của Elon Musk lần đầu lộ diện trước công chúng: Có khả năng "làm mọi thứ", giá từ 20.000 đến 30.000 USD