Răng miệng sạch sẽ mà vẫn bị hôi thì bạn nên cân nhắc kiểm tra các bệnh này

    Huyền Trang,  

    Hơi thở có mùi thường được cho rằng là triệu chứng bệnh răng miệng phổ biến nên gây chủ quan cho nhiều người. Ít ai biết rằng hôi miệng cũng là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng con người.

    Chứng hôi miệng (halitosis) là một chứng bệnh khiến hơi thở thoát ra từ miệng mang theo mùi khó chịu. Khi xảy ra dấu hiệu này điều đầu tiên chúng ta cần làm là đến cơ sở nha khoa để kiểm tra về nha chu. Thông thường thì hôi miệng là triệu chứng của viêm loét khoang miệng và viêm nha chu.

    Bên cạnh đó phụ nữ tuổi tiền mãn kinh thường có triệu chứng này vì sự thay đổi nội tiết tố, nhưng nếu răng miệng và lí do trên không phải là vấn đề thì nên tìm một số bệnh lý sau cũng có triệu chứng hôi miệng.

    1. Viêm đường hô hấp

    Khi bệnh nhân bị viêm họngviêm amidan hay viêm xoang điều dẫn đến hôi miệng vì sự bài tiết dịch protein. Một phần dịch được thoát ra ngoài từ dịch mũi hay ho nhưng một phần dịch lại ứ đọng trong cổ họng gây mùi hôi cho khoang miệng.

    Răng miệng sạch sẽ mà vẫn bị hôi thì bạn nên cân nhắc kiểm tra các bệnh này - Ảnh 1.

    Khi mắc bệnh bên cạnh điều trị bằng thuốc bệnh nhân nên bổ sung vitamin A và caroten thông qua các loại nước ép trái cây hoặc rau củ để khắc phục tình trạng này.

    2. Viêm đường tiêu hoá

    Viêm thực quản gây nôn, nhiễm khuẩn H.pylori ở trào ngược trong dạ dày. Thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu tạo ra mùi hôi thoát lên khoang miệng mùi chua khó chịu kèm chứng ợ chua, đầy hơi.

    Răng miệng sạch sẽ mà vẫn bị hôi thì bạn nên cân nhắc kiểm tra các bệnh này - Ảnh 2.

    Bệnh nhân nên hạn chế đồ ăn ngọt, cay, nóng và các chất kích thích và chia nhỏ bữa ăn. Trong thời gian này không nên ăn khoai lang, súp lơ xanh và các loại đậu để tránh chứng đầy hơi thêm nặng nề.

    3. Bệnh tiểu đường

    Đối với người bị tiểu đường type 1, phụ thuốc vào hormone insulin tiêm từ bên ngoài, cơ thể không thể tự sản sinh insulin để chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Dù lượng đường huyết cao nhưng không thể chuyển hóa gây thiếu năng lượng, dẫn đến cơ thể sử dụng nguồn năng lượng thứ 2 là mỡ, chuyển hóa thành ketone để nuôi cơ thể. Ketone có tính acid, trong đó α-Ketoglutaric acid phát ra một mùi như quả táo chua thối. Khi nồng độ ketone trong máu quá nhiều gây ra hiện tượng nhiễm toan keto (ketoacidosis), có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

    Răng miệng sạch sẽ mà vẫn bị hôi thì bạn nên cân nhắc kiểm tra các bệnh này - Ảnh 3.

    cần phân biệt trạng thái ketosis và ketoacidosis

    Cần phân biệt nhiễm toan keto (ketoacidosis) với trạng thái ketosis. Những người áp dụng chế độ ăn keto cũng thường có mùi hôi miệng tương tự vì họ chủ động giảm lượng đường bột nạp vào, dẫn đến lượng đường huyết trong máu giảm thấp và cơ thể sản sinh ketone để thay thế. Khi đó lượng đường huyết thấp và ketone ổn định, an toàn cho cơ thể. Trên thực tế, cơ thể chúng ta luôn trải qua trạng thái ketosis mỗi khi chúng ta đói, hay nhịn ăn. Chế độ ăn keto còn được khuyến nghị cho những người bị tiểu đường type 2, những người kém nhạy với insulin nhưng vẫn có thể tự sản sinh được.

    4. Ung thư phổi

    Các bệnh viêm ở phổi nói chung đều dẫn đến hôi miệng ở các mức độ khác nhau do chất nhầy tích tụ trong phổi gây ra.

    Tuy nhiên mùi càng nặng càng thể hiện độ nghiêm trọng của các bệnh lao phổi, khí quản, phế quản. Đặc biệt ung thư phổi giai đoạn cuối thì khoang miệng và khí thở người bệnh thường có mùi tanh hôi.

    Trên đây là 4 bệnh nguy hiểm có thể gây ra chứng hôi miệng mà ít người biết đấy. Khi nhận thấy hơi thở có mùi khó chịu, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám tìm ra nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhé!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ