Trên internet đâu chỉ có mỗi meme...
Mới đây, người dùng Reddit OctopusPrime đã đăng 1 tấm ảnh hết sức thú vị vào r/NatureIsF*ckingLit (tạm dịch: Thiên nhiên căng đét), khiến cho hàng chục nghìn thành viên cảm thấy bối rối.
"Xem đống hoa này có giống chim ruồi không cơ chứ!" OctopusPrime nói.
Quả thật, trên tay anh chàng là 2 bông hoa kỳ lạ mà ban đầu ta cứ tưởng 2 con chim ruồi thật! Mới 2 hôm mà tấm ảnh nói trên đã thu hút gần 48.000 upvotes và 400 bình luận bày tỏ sự kinh ngạc.
Trong phần bình luận, hầu hết người dùng Reddit có 1 thắc mắc chung: Việc loài hoa này giống chim ruồi là nhờ cơ chế phòng thủ "bắt chước kiểu Bates" hay "Pareidolia," nhìn đâu cũng ra sinh vật và khuôn mặt?
Bắt chước kiểu Bates: là một kiểu bắt chước trong sinh học được đặt tên theo nhà tự nhiên học người Anh Henry Walter Bates. Trong đó, con mồi (thường là vô hại) sẽ bắt chước, ngụy trang sao cho giống với thiên địch của chúng để tránh bị săn bắt, giết hại. Ví dụ điển hình là loài ruồi giả ong, khiến chim chóc sợ hãi không dám tấn công. Hoặc như bướm, ngụy trang thành loài "khó nuốt" để chim khỏi thòm thèm.
Một số loài ruồi giả ong để sinh tồn
Pareidolia: Đôi khi, ai cũng có thể bất ngờ nhìn thấy một hay nhiều khuôn mặt trên những đồ vật hoặc vị trí mà chúng khó có thể xuất hiện như đám mây, mặt hồ hay thậm chí là cả mặt trăng.
Hiện tượng này gọi là Pareidolia hay ảo giác khuôn mặt, khi đó một vùng trong não bị đánh thức để phân tích và nhận diện khuôn mặt từ những hình ảnh thu được từ mắt. Loại ảo giác này xảy ra với bất cứ ai, ngay cả những nhà khoa học "chỉ mặt đặt tên" cho chúng.
Theo câu trả lời của người dùng Reddit SolitaryBee, nhận được 1400 upvotes thì: Việc bông hoa trông giống chim ruồi có lẽ là Pareidolia.
Đầu tiên, giống hoa này có tên khoa học là Crotalaria grahamiana, chúng sinh trưởng chủ yếu ở khu vực xa xôi và khô cằn của nước Úc. Rất có thể người Úc bản địa đã nhân giống hoặc buôn bán loài cây này vì nó cho ra hoa giống chim ruồi. Tuy nhiên, lại chưa có bằng chứng xác đáng về nghề làm vườn hoặc hoa trang trí trong văn hóa Úc bản địa. Ngoài ra sự khan hiếm nước và thực phẩm khiến việc nhân giống hoa trở nên khá lãng phí.
Và tại sao nói, đây là Pareidolia chứ không phải cơ chết bắt chước kiểu Bates, vì:
- Thị giác và cơ chế thu nhận thông tin của con người khác với những loài động vật khác. OK chúng ta thấy nó giống chim nhưng không có nghĩa là ong và chim trong tự nhiên thấy điều tương tự.
- Ở một số góc nhất định thì nó mới giống chim ruồi, còn lại thì không - nhìn bức ảnh này là rõ:
- Thú thật thì bọn ong bị hấp dẫn bởi hoa, chứ không phải chim. Hầu hết chim chóc đều là kẻ thù của ong. Bông hoa tiến hóa để trông giống chim là điều vô lý, đây chỉ là sự trùng hợp của tạo hóa thôi.
- Quan trọng nhất, ở Úc không có chim ruồi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4