Review chế độ đánh rắm trên Tesla Model 3: Thô thiển nhưng vui không chịu được
Điều khiến cây viết của Mashable thích thú với Tesla Model 3 không phải là tính năng tự lái hay nội thất bóng bẩy, mà là chế độ mô phỏng tiếng rắm.
Bài viết có chứa một (cơ) số từ ngữ thô thiển nhưng không bậy, trái lại còn gần gũi và dễ hiểu, cứ đọc đi không cần cân nhắc gì hết*
Sasha Lekach, cây viết của Mashable vừa được lái thử Tesla Model 3, tất cả những gì cô háo hức và mong đợi nhất trên chiếc xe hiện đại này là gì bạn biết không? Chính là tính năng chẳng có tí công nghệ nào: Xì hơi (gọi là đánh rắm cho thô thiển cũng được).
Rõ ràng thì, nội thất của mẫu sedan điện Model 3 quả là ấn tượng, siêu tối giản nhưng vẫn đảm bảo sự tiện lợi và thoải mái cho tài xế. Chưa kể màn hình cảm ứng to đùng, giống một cái iPad khổng lồ để ở giữa xe, khó mà cưỡng lại được và kiểu gì cũng phải táy máy một tí.
Nó hiển thị rõ ràng tốc độ, bảng điều khiển điều hòa, bản đồ, hệ thống lái bán-tự động (Autopilot semi-autonomous driving system), radio và vài tùy chọn nhạc nhẽo khác, thậm chí có cả nút bấm mở hộc để đồ trên màn hình.
Ngoài ra, còn khối trò để nghịch với màn hình: Chơi game của Atari, vẽ vời linh tinh, ứng dụng dành cho kỳ nghỉ, chế độ lãng mạn (romance mode) - cho phép phát tiếng lách tách của lửa trại. Hết chưa? Chưa, còn cái túi cao su màu hồng trông quen quen nữa, rõ ràng bạn đã trông thấy nó n 1 lần trong Doraemon.
Đấy bạn nhìn thấy cái túi cao su hồng hồng kia chưa?
OK, Sasha đã học được cách sử dụng màn hình cảm ứng cũng như các loại nút trong xe, nhưng chẳng cái nào thú vị bằng tính năng mới được cập nhật: Chế độ kiểm tra khí thải (Emissions Testing Mode), hay còn gọi là chế độ đánh rắm.
Đại loại là, bạn có thể mô phỏng tiếng rắm rít của 1 trong 4 chỗ ngồi trên chiếc Model 3. Rất ấn tượng, âm thanh đó mô tả bằng con chữ chắc chỉ có "PẸP" là phù hợp (PẸPPP, tức là pẹp kéo dài).
Chưa hết, bạn có thể chọn khá nhiều kiểu âm thanh cho cú xì hơi: Rắm xịt, rắm nổ, rắm chán nản và rắm ngẫu nhiên không thể đoán biết. Từ tượng thanh của tiếng Việt quả thật phong phú, nhưng trăm đọc không bằng một nghe, mời bạn thử nghiệm chế độ quái đản này:
Các kiểu rắm rít trên Tesla Model 3 (nhớ đeo tai nghe)
Trong 7 chế độ đánh rắm thì kiểu "Ludicrous" (lố bịch) có vẻ xuất sắc hơn cả. Nghe rất chân thật, rất con người (nhưng không có mùi đâu, chỉ có tiếng thôi).
Cái này mới đặc biệt: Tài xế có thể thêm vào tiếng "tạch tạch" nhàm chán khi xi-nhan (turn signal) bằng tiếng rắm đầy vui nhộn.
Hễ xi-nhan là phát ra tiếng rắm
Gọi đây là "easter egg" của Tesla cũng được, nó khiến người ta hoàn toàn bất ngờ vì ai cũng ngỡ, đã là sản phẩm công nghệ cao là phải nghiêm túc trăm phần trăm.
Rất dị và thô thiển nhưng không thể phủ nhận là nó buồn cười. Bày trò vui với anh em, bạn bè thân thiết thôi nhé, đèo crush mà rắm rít tít mù là cô nào cô nấy chạy mất dép đấy.
Cuối cùng, Mashable cho fart-mode 4,75/5 điểm.
- Yếu tố ngầu: 4/5
- Tốc độ lĩnh hội: 4,5/5, quá dễ ai chẳng dùng được
- Hiệu suất: 5/5 tuyệt đối
- Đầu tư có lợi: 5/5 luôn vì không mất xu nào, chỉ phải bỏ ra 42.900 USD (gần 1 tỷ đồng) mua Model 3 thôi
Ưu/nhược điểm của chế độ đánh rắm:
Ưu điểm:
- Chất
- Trò đùa cợt cổ điển đố nhịn được cười
- Âm thanh đa dạng, sắc nét
Nhược điểm:
- Thô thiển, vui vui thì được nhưng dễ thành quá đà
- Một cách nhanh chóng để bảo với mọi người rằng bạn chưa lớn, chưa muốn lớn hoặc không cần lớn
Tóm lại là thế này, có thể bày trò vui trong Model 3 bằng cách: Đánh rắm thật nhưng lại bảo mọi người là fart-mode thôi, cho họ hít thở bình thường...
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming