[Review] GrabFood mắc nhiều lỗi cơ bản: Không phải cứ ứng dụng trị giá 10 tỷ USD thì app sẽ mượt mà, dịch vụ trơn tru?
Tuy nhiên gần nửa năm trời mà không thể hoàn thiện những lỗi có vẻ đơn giản như vậy đặt câu hỏi rằng, liệu có phải do theo đuổi chiến lược "siêu ứng dụng" với hàng chục dịch vụ cắm chung vào Grab khiến đội ngũ kỹ thuật ở đây đang quá tải và không thể giải quyết tốt những yêu cầu hết sức đơn giản?
GrabFood đã và đang ra mắt rầm rộ ở Việt Nam. Đây là một dịch vụ chiến lược của Grab. Thậm chí, buổi ra mắt dịch vụ này ở Hà Nội hay TPHCM đều có sự tham gia của CEO Grab. Nhưng dù đã có hơn 3 năm phát triển GrabFood vẫn đang mắc nhiều lỗi không đáng có.
Giao diện: Thiếu phân mục, định vị yếu
Search "Gong Cha" trả về kết quả "House of Cha"?
GrabFood tại Việt Nam vẫn là một dịch vụ con đặt trong ứng dụng Grab (bao gồm cả dịch vụ chở khách và chở hàng) mà chưa có ứng dụng riêng.
Ở thời điểm hiện tại, khi gọi GrabFood, người dùng sẽ phải lướt qua hàng trăm nhà hàng khác nhau. Dịch vụ GrabFood không hề chia các mục đồ ăn cho người dùng dễ lựa chọn. Khi tìm kiếm món ăn, người dùng lại được thêm một phen bất ngờ khi tìm kiếm "Gong Cha" lại ra House Of Cha, dù cho Gong Cha đang được GrabFood ưu ái xuất hiện ở rất nhiều chương trình truyền thông.
Thiếu việc phân các mục món ăn, khiến người dùng không thể chọn món ăn theo nhu cầu của bản thân. Lướt dọc trên màn hình điện thoại để tìm món ăn, người dùng lại bối rối hơn khi có những quán được ưu tiên hiển thị tới 3 - 4 vị trí gần nhau liên tục.
Hay cùng là 1 hệ thống bánh mì que, nhưng các cửa hàng hiển thị đầu tiên lại là quán cách xa tới 6 - 7km và quán gần nhất thì bị xếp xuống khá xa. Vậy là nếu không để ý, người dùng có thể đặt món ở xa với chi phí ship lớn hơn và thời gian chờ dài hơn. Đây là một lỗi khá khó hiểu về định vị bản đồ ở công ty sở hữu hàng chục triệu chuyến đi và đang nhắm tới mục tiêu trở thành công ty Online to Offline (O2O) hàng đầu thế giới.
GrabFood cũng không lưu "giỏ hàng" của người dùng lại, nên nếu đang chọn món, mà muốn xem thử quán khác, thì giỏ hàng của người dùng sẽ biến mất. Khi quay trở lại giao diện quán, người dùng phải chọn lại các món của mình.
cùng là 1 hệ thống bánh mì que, nhưng các cửa hàng hiển thị đầu tiên lại là quán cách xa tới 6 - 7km và quán gần nhất thì bị xếp xuống khá xa.
Một điều khá khó chịu khác khi sử dụng ứng dụng GrabFood đó là người dùng gần như không thể chọn topping trà sữa đúng với món của mình. Theo như các ứng dụng khác, người dùng chỉ việc chọn món trà sữa, sau đó tích chọn luôn topping cho đúng cốc đó. Còn với GrabFood, người dùng chọn trà sữa riêng và topping riêng. Và để gọi được đúng topping vào cốc của mình, người dùng phải ghi chú lại cho shipper. Với việc hỗn loạn như vậy, không rõ shipper GrabFood phải tỉnh táo thế nào khi gọi đúng topping cho khoảng 4 - 5 cốc trà sữa?
Shipper dễ nhầm lẫn, thanh toán vẫn sử dụng tiền mặt
Một số khách hàng cho biết, đặt hàng GrabFood vào giờ cao điểm ăn uống khá khó khăn. Khi đặt hàng và có shipper nhận, một số shipper vẫn nhầm lẫn và gọi cho người đặt hàng để hỏi địa chỉ quán. Trong khi người đặt hàng thì không biết vị trí quán ở đâu dẫn tới việc khó xử cho cả người nhận lẫn shipper.
Có lẽ điều này diễn ra bởi tài xế Grab Bike rất ngại chở hàng và chở đồ ăn. Để tài xế chịu nhận chuyến, GrabFood hiện đang có mức hỗ trợ rất lớn, có thể lên tới 30.000đ – 40.000đ nếu tài xế đạt đủ chỉ tiêu giao đồ ăn, còn bình thường mức hỗ trợ trực tiếp là 10.000đ/đơn hàng GrabFood.
Việc thanh toán tiền mặt cũng là một điều khá khó hiểu ở GrabFood. Trong khi với ứng dụng Grab bình thường, người dùng đã quen với việc thanh toán GrabPay và nhận nhiều ưu đãi, thì với GrabFood, người dùng chỉ có thể lựa chọn trả bằng tiền mặt.
Việc phát triển ứng dụng và chuẩn chỉ về vận hành là khá phức tạp và cần có thời gian. Tuy nhiên gần nửa năm trời mà không thể hoàn thiện những lỗi có vẻ đơn giản như vậy đặt câu hỏi rằng, liệu có phải do theo đuổi chiến lược "siêu ứng dụng" với hàng chục dịch vụ cắm vào Grab khiến đội ngũ kỹ thuật ở đây đang quá tải và không thể giải quyết tốt những yêu cầu hết sức đơn giản?
Một điều ít người biết là GrabFood có ứng dụng riêng tại Singapore/Malaysia, không phải dùng trên app Grab nữa. Ứng dụng này hoạt động khá mượt mà và ít mắc phải các lỗi ngớ ngẩn, do dựa trên nền ứng dụng DoorDash được mua lại cách đây không lâu. Vì thế rất kỳ lạ khi người dùng Việt vẫn đang dùng dịch vụ GrabFood nhiều lỗi cơ bản mà không được trải nghiệm app riêng được thiết kế tối ưu hơn?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"