Review "X-Men Dark Phoenix": Lời chia tay đau lòng từ thương hiệu đình đám gần 20 năm tuổi
Là phần phim cuối cùng kết thúc chặng đường gần 20 của những X-men, tuy nhiên Dark Phoenix lại khiến người xem thất vọng khi mang đến một mớ hỗn độn trong một bộ phim dài 2 tiếng.
- Từng nói "Không bao giờ để mất tiền," tỷ phú Warren Buffett lại bị cặp đôi đa cấp lừa mất 340 triệu USD
- Giải trí cực mạnh với 15 thứ siêu kỳ cục trên bãi biển, số 3 sẽ khiến nhiều anh trai giật mình
- Chernobyl: Khúc ca bi tráng về thảm họa hạt nhân trở thành TV series có điểm số IMDb cao nhất mọi thời đại
X-Men vẫn luôn là một thương hiệu ăn khách kể từ năm 2000 đến nay, các câu chuyện về nhóm Dị Nhân đặc biệt của trường học Xavier vẫn luôn thu hút một lượng lớn các fan trung thành mỗi khi ra rạp. Tuy nhiên, kể từ sau khi Wolverine (Hugh Jackman) rút khỏi cuộc chơi thì độ hứng thú của người hâm mộ đã ngày một giảm dần.
X-Men: Dark Phoenix lấy mốc thời gian sau sự kiện X-Men: Apocalypse, lúc này dị nhân đang dần được công nhận trên toàn thế giới. Trong một nhiệm vụ đặc biệt giải cứu các phi hành gia gặp nạn ngoài vũ trụ, nhóm X-Men đã tiếp xúc với mội thực thể vũ trụ có tên là Phoenix, thực thể này đã lựa chọn Jean Grey ( Sophie Turner ) làm vật chủ cho mình. Bằng sức mạnh khổng lồ trong cơ thể Jean dần mất kiểm soát và bắt đầu hành trình đi tìm lại gia đình cũng như cách kiểm soát sức mạnh của mình. Nhóm X-Men một lần nữa phải đứng trước lựa chọn cứu giúp cô hay ngăn chặn sự nguy hiểm đến từ Phoenix.
Ước gì mạch kể thống nhất hơn
Thông thường các phim về siêu anh hùng sẽ lấy truyện tranh làm đường dây cơ bản để phát triển cốt truyện. Tuy nhiên mạch phim của X-Men đã đi quá xa so với nguyên bản trong truyện tranh, chính vì vậy đạo diễn Simon Kinberg không thể bám vào truyện để khai thác nội dung. Thay vào đó Dark Phoenix đã tự sáng tạo ra cho riêng mình một kịch bản chắp vá trên cốt truyện của phần phim trước đây là X-Men: Last Stand (2006).
Một câu chuyện chưa từng có trong truyện tranh
Phim có nửa đầu hẫp dẫn vì khiến người xem tò mò về năng lượng của thực thể Phoenix và quan trọng hơn, phim vẫn giữ được cho mình những điểm thú vị của dòng phim X-Men. Tuy nhiên, càng về hồi thứ hai, phim bắt đầu lộ rõ các điểm yếu trong kịch bản. Việc lồng ghép chủng tộc Skrull vào để tạo sự khác biệt so với phần phim cũ đã vô tình khiến phim tuột dốc không phanh. Đạo diễn Simon Kinberg đã quá vội vã khi nhồi nhét hẳn một chủng tộc ngoài hành tinh vào không một lời giải thích.
Nhân vật phản diện lờ mờ và khó hiểu cho người xem
Trận chiến cuối cùng của phim cũng chính là trận chiến kết thúc lại hành trình của những X-Men. Thay vì có một trận đánh hoành tráng mãn nhãn với đầy đủ các nhân vật như trong Avengers: Endgame , thì chúng ta chỉ được thấy một nhóm các Dị Nhân chiến đấu với những kẻ địch dưới cơ hoàn toàn. Ngay cả nhân tố chính là phượng hoàng lửa Phoenix cũng chỉ góp mặt mang tính hình tượng xuyên suốt bộ phim.
Trận đánh cuối cùng của những X-Men chỉ có 4 thành viên
Một vài nhân vật bị... bỏ quên
Một điểm mạnh của dòng phim siêu anh hùng là mỗi nhân vật đều có một câu chuyện hết sức thú vị. Bạn có thể có một Magneto thay đổi từ một tên khủng bố trở thành một người nông dân rồi chuyên đi ở ẩn, bạn cũng có một Giáo sư X thông thái và luôn biết hi sinh thân mình vì đại cục, thậm chí câu chuyện về mỗi dị nhân trẻ cũng hết sức thú vị.
Nhưng thay vì tận dụng điều đó, đạo diễn Simon Kinberg đã vứt bỏ hết câu chuyện của từng nhân vật mà đi thẳng vào vấn đề chính. Với những nhân vật mà ông không biết khai thác ra sao, đạo diễn chọn cách bỏ quên họ luôn từ đầu đến cuối phim. Tính cách của các nhân vật đều không được làm rõ, khiến cho người xem có cảm giác nhân vật không có chiều sâu.
Các nhân vật không được tận dụng triệt để
Phải chi có nhiều tiền hơn...
Với mức kinh phí làm phim khá tiết kiệm, Dark Phoenix đã mang đến những trải nghiệm điện ảnh hoàn toàn không như kì vọng. Hình ảnh phim hoàn toàn không được đầu tư, các phân đoạn chiến đấu cũng được hạn chế tối đa, thậm chí việc sử dụng kĩ năng đặc biệt trong phim còn làm khá thô và đơn giản khiến bạn không thể tin đây là một phim ra mắt vào năm 2019. Toàn bộ chi phí về phần hình ảnh có lẽ đã được dồn hết vào nhân vật Phoenix để tạo ra những trường đoạn CGI của Jean Grey.
Việc kinh phí đầu tư vào phim thấp cũng khiến cho phim không được hoàn thiện về phần hình ảnh, các bộ trang phục đơn giản đã nhận những lời phàn nàn rất nhiều ngay từ khi công bố. Càng về sau yếu tố này càng bị lược bỏ và sử dụng thường phục để giảm bớt các chi phí liên quan.
"Anh trai" Magneto gánh cả bộ phim
Không như các phần phim trước, nhóm X-Men không có nhiều đất diễn để thể hiện nhân vật của mình. Tuy nhiên, vai diễn Magneto của Michael Fassbender lại là người nổi bật nhất khi anh vẫn thể hiện được thần thái lạnh lùng và tàn nhẫn của Magneto.
Magneto vẫn thể hiện được sự lạnh lùng của mình
Cyclops của Tye Sheridan và Nightcrawler của Jodi Smith-McPhee cũng được xây dựng tốt hơn các phần trước khi có tính cách rõ rệt.
Và tất nhiên chúng ta không thể xem Dark Phoenix mà không kể đến nhân vật Jean Grey của Sophie Turner. Xuyên suốt cả phim cô thể hiện mình là một cô gái luôn sợ hãi mọi thứ, nhưng càng về sau yếu tố hoảng loạn biến mất, thay vào đó là màn phô diễn sức mạnh Phoenix của cô.
Nhịp phim diễn ra hơi nhanh cùng với nhiều sự kiện khác nhau, dễ làm khán giả bị rối và không nắm bắt được hết thông tin. Tuy nhiên do ôm đồm nhiều, phim gần như đi trượt hẳn câu chuyện ban đầu của mình. Có thể thấy X-Men: Dark Phoenix của Fox là dấu chấm hết hoàn toàn cho dòng phim X-Men của Fox và trả về cho Disney để họ bắt đầu một câu chuyện mới.
Tổng kết lại, phim cũng đã thành công trong việc kết thúc hành trình của các Dị Nhân dù nó chưa được như mong đợi. Những fan của series kéo dài gần 20 năm này vẫn có thể thấy lại được một phân cảnh mang tính biểu tượng giữa Magneto và Giáo sư X.
X-Men: Dark Phoenix là một bộ phim dành cho những bạn muốn theo dõi cuộc hành trình cuối cùng của những X-Men. Với những gì mà phim mang lại, người xem chắc chắn sẽ muốn chờ đợi sự trở lại của những X-Men trong vũ trụ điện ảnh Marvel.
Phim chính thức khởi chiều vào ngày 7/6 tại các rạp trên toàn quốc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming