Hầu hết tim của những người bị suy tim vẫn còn khả năng hoạt động và một ngày thiết bị này sẽ giúp trái tim của họ hoạt động bình thường trở lại.
Một thiết bị trợ tim mới phát minh mang tính cách mạng có khả năng bao bọc lấy tim giúp ngăn ngừa nguy cơ truỵ tim. Các quả tim nhân tạo truyền thống tuần hoàn máu nhờ các chân vịt. Tuy nhiên vấn đề là thiết bị cơ học này khi tiếp xúc với máu có thể khiến máu đông. Do đó bệnh nhân cần phải nhờ các thuốc làm loãng máu.
Phát minh mới này có khả năng bao bọc xung quanh tim của bệnh nhân và co bóp khiến tim đập.
Phát minh mới này có khả năng bao bọc xung quanh tim của bệnh nhân và co bóp khiến tim đập. Thiết bị làm bằng silicone có thể "ôm trọn trái tim bị tổn thương" này là thành quả của nghiên cứu trong lĩnh vực "Robot mềm" - lĩnh vực cơ khí robot nghiên cứu chế tạo các cấu trúc cơ tương tự cấu trúc mềm dẻo của cơ thể. Thiết bị cứng lại và mềm ra nhờ cơ chế bơm khí nén.
Khoảng 41 triệu người trên thế giới mắc bệnh tổn thương về tim, thường gặp phải sau khi lên cơn truỵ tim. Hiện đây đang là nguyên nhân chủ yếu của các ca nhập viện thuộc độ tuổi trên 65. Các chuyên gia dự đoán con số người già mắc chứng bệnh này sẽ tăng gấp 3 vào năm 2060.
Thiết bị làm bằng silicone có thể "ôm trọn trái tim bị tổn thương" này là thành quả của nghiên cứu trong lĩnh vực "Robot mềm" - lĩnh vực cơ khí robot nghiên cứu chế tạo các cấu trúc cơ tương tự cấu trúc mềm dẻo của cơ thể. Thiết bị cứng lại và mềm ra nhờ cơ chế bơm khí nén.
Tim nhân tạo - còn gọi là thiết bị hỗ trợ hệ tuần hoàn - thường gặp phải các vấn đề sau khi tiếp xúc lâu với máu. Điều này gây gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ. Thậm chí, cấu trúc cong của tim và cách tim co bóp cũng bị ảnh hưởng.
Thiết bị mới này đã giúp 6 chú lợn sống lại sau cơn truỵ tim. Hơn nữa, quả tim này có thể được điều chỉnh để co bóp tâm thất trái hoặc phải. Đây là một điểm nhấn quan trọng vì trong hầu hết các trường hợp suy tim mãn tính, chỉ một phần của tim bị tổn thương. Tuy nhiên cần có nhiều thử nghiệm trước khi thiết bị có thể được sử dụng trên người.
Tuy nhiên cần có nhiều thử nghiệm trước khi thiết bị có thể được sử dụng trên người.
Nghiên cứu về thiết bị nói trên được thực hiện bởi Ellen Roche, tốt nghiệp đại học Harvard và hiện đang học tiến sĩ tại đại học quốc gia Ireland. Ellen cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy lĩnh vực robot mềm có thể được áp dụng trong y khoa và có khả năng giảm thiểu gánh nặng cho bệnh nhân suy tim và cải thiện chất lượng sống cho họ.
Thiết bị này được truyền cảm hứng bởi chính trái tim tự nhiên. Lớp vỏ silicon mỏng sử dụng các sợi đàn hồi có chứa không khí được đặt xung quanh trái tim nhằm giả lập lớp cơ tim. Các sợi đàn hồi này sẽ co thắt theo nhịp tim tự nhiên. Thiết bị này được nối tới một bơm bên ngoài sử dụng không khí để làm co giãn các sợi này.
Lớp vỏ silicon mỏng sử dụng các sợi đàn hồi có chứa không khí được đặt xung quanh trái tim nhằm giả lập lớp cơ tim. Các sợi đàn hồi này sẽ co thắt theo nhịp tim tự nhiên.
Frank Pigula, một bác sĩ phẫu thuật tim và phổi đến từ đại học Louisville, cũng là đồng chỉ đạo dự án, cho biết: "ngành tim mạc từ lâu đã quay lưng lại với các thiết bị co bóp tim và tìm đến các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn do các lí do kĩ thuật, tuy nhiên hiện nay với các phát minh mới, đã đến lúc quay đầu lại."
"Hầu hết tim của những người bị suy tim vẫn còn khả năng hoạt động và một ngày thiết bị này sẽ giúp trái tim của họ hoạt động bình thường trở lại."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"