Tưởng đâu mục đích của robot là để làm lợi cho con người, ai ngờ robot lại đang giết chết công ty xe điện của tỷ phú Elon Musk.
Các nhà phân tích tại Wall Street đã đưa ra những lý lẽ thuyết phục cho thấy rằng sự tự động hoá quá mức đang gây ra những vấn đề cho Tesla.
Theo các nhà phân tích, chính những lợi thế cạnh tranh và sự đổi mới mà Musk đang muốn đem đến cho ngành công nghiệp ô tô, với ví dụ điển hình là nhà máy hầu như hoàn toàn tự động của ông ở Fremon, California, chính là lý do mà Tesla không thể nhanh chóng mở rộng quy mô.
Theo nhà phân tích Max Warburton và Toni Sacconaghi, chính robot là lý do mà Tesla không thể sản xuất kịp xe Tesla Model 3. Toàn bộ quá trình quá là tham vọng, nhiều rủi ro và quá phức tạp.
Theo hai nhà phân tích:
"Tesla đã cố gắng tự động hoá quá trình lắp ráp cuối cùng. Chúng tôi tin rằng Tesla đã quá tham vọng với việc tự động hoá dây chuyền sản xuất xe Model 3. It người đã được nhìn thấy nhà máy (việc thăm nhà máy đang bị hạn chế), nhưng chúng tôi biết rằng, Tesla đã bỏ ra gấp đôi số tiền mà các nhà sản xuất thiết bị gốc phải trả cho mỗi đơn vị.
Tesla đã đặt hàng một số lượng lớn các con robot Kuka. Nó không chỉ tự động đóng dấu, sơn và hàn (như đa phần các nhà sản xuất thiết bị gốc khác cũng làm), nó còn cố gắng tự động hoá quá trình lắp ráp cuối cùng (đưa các bộ phận vào xe). Tesla có nói về hai vòng lắp ráp cuối mà có robot tự động sắp xếp các bộ phận. Và đây chính là nơi mà Tesla có vẻ như đang gặp phải nhiều vấn đề (ngoài ra còn cả vấn đề trong việc hàn và lắp pin)."
Warburton, người mà trước khi gia nhập Wall Street đã dành cả sự nghiệp của mình tại Chương trình xe có động cơ Quốc tế, một tổ chức vừa học thuật, vừa thương mại, với trụ sở tại MIT, đã viết rằng: "tự động hoá trong khâu lắp ráp cuối cùng không chạy được đâu."
Berstein nói thêm rằng kể cả những nhà sản xuất xe ô tô tốt nhất thể giới, những công ty Nhật Bản, cũng cố gắng hạn chế tự động hoá vì nó "đắt và có sự tỉ lệ nghịch với chất lượng." Cách tiếp cận của họ là làm đúng quy trình trước đã, rồi sau đó mới đem robot vào khâu sản xuất, một điểm trái ngược với Musk.
Đây không phải là một vấn đề mà Tesla, một công ty đang có nhiều nợ nần, có thể làm ngơ.
Cở phiếu của công ty đã giảm hơn 25% trong tháng vừa qua do có nhiều lo ngại rằng công ty sẽ một lần nữa không thể đáp ứng đủ số đơn đặt hàng cho chiếc Model 3. Trong vài ngày qua, các nhà phân tích đã liên tục bán tống bán tháo cổ phiếu của Tesla. Ngày thứ ba, Moody cũng đã hạ cấp cổ phiếu của Tesla xuống bậc B3, do có một "sự thiếu hụt đáng kể" trong tiến trình sản xuất Model 3.
Trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý thứ tư của Tesla, Musk có nói với các nhà đầu tư rằng mô hình lắp ráp tại nhà máy là cản trở lớn nhất trong việc sản xuất xe Model 3. Có hàng chục nghìn bộ phận trong mỗi chiếc xe, và công ty chỉ có thể làm việc nhanh đúng dự tính khi mà họ có thể khắc phục được từng vấn đề.
Theo các nhà phân tích của Bersntein, có một điều khiến cho việc giải quyết các vấn đề trong mọi lĩnh vực trở nên khó khăn hơn là do tất cả quá trình đều được tự động hoá. Các công ty ô tô khác như Fiat và Volkswagen cũng đã thử làm điều này, nhưng đều thất bại.
Sau khi đạt đến một mức độ tự động hoá nhất định, chi phí sẽ bắt đầu tăng.
Một điều nữa là, việc tự động hoá không hề giúp Musk tiết kiệm tiền chút nào. Trong báo cáo, các nhà phân tích có viết:
"Hãy cho như là cần có 10 giờ lao động trong quá trình lắp ráp cuối (giai đoạn trong dây chuyền sản xuất mà các bộ phận, nội thất và hệ thống động cơ được lắp đặt trong một thân xe đã sơn). Trong một nhà máy thông thường, quá trình lắp ráp cuối thường chỉ có dưới 5% các tác vụ được tự động hoá. Nếu Tesla muốn tự động hoá 50% các tác vụ này, nó có thể cắt giảm được khoảng 5 giờ lao động. Điều này sẽ giúp tiết kiệm được 150 USD cho mỗi chiếc xe (giả định là mức lương của công nhân là 30 USD cho mỗi người, mỗi giờ)."
"Với khoản dư này, Tesla có thể cắt giảm được 5 công nhân, nhưng sau đó công ty sẽ phải thuê một kĩ sư lành nghề để quản lsy, lập trình và bảo trì robot với mức giá 100 USD mỗi giờ (theo mức ước tính lương của kĩ sư robot)."
"Vì thế tổng số tiền tiết kiệm được là 50 USD cho mỗi chiếc xe. Nhưng việc đưa tự động hoá vào trong nhà máy sẽ cần một khoản chi phí vốn đắt hơn đến 4000 USD cho mỗi chiếc xe, so với trong một nhà máy bình thường. Nếu các sản phẩm được sản xuất trong 7 năm, sẽ có thêm 550 USD khấu hao cho mỗi chiếc xe được sản xuất. Thật khó để thấy rằng đây là một cách làm kinh tế, kể cả khi dây chuyền Fremont Model 3 có thể hoạt động. Vậy tại sao Tesla lại chọn con đường này? Điều đó hiện vẫn chưa có câu trả lời."
Có vẻ như, trong tham vọng cách mạng hoá việc sản xuất ô tô, Elon Musk đã đốt khá nhiều tiền, và giờ thì công ty đang bị chết cháy trong những sai lầm này của ông.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI