Robot Nhật Bản khổng lồ trị giá 2,75 triệu USD có thể biến hình và sở hữu buồng lái bên trong cơ thể
ARCHAX là một robot cơ khí cao 4,5 mét ngoài đời thực được tạo ra bởi công ty Nhật Bản Tsubame Industry, có thể là của bạn với mức giá thấp 400 triệu yên (2,75 triệu USD).
- Cháy rừng cách đây 13.000 năm đã khiến cho hổ răng kiếm, sói dire và nhiều loài khác tuyệt chủng tại nơi ngày nay là California
- "Dấu vết công nghiệp" 150.000 năm tuổi khiến cho giới khoa học phải đau đầu tranh luận về chu kỳ văn minh Trái Đất!
- Các lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ hình thành như thế nào?
- 'Hạt của Chúa': Khám phá bản chất nguồn gốc của vật chất và thay đổi tương lai của vật lý!
- Vì sao chúng ta vẫn chưa thể tìm thấy mộ Thành Cát Tư Hãn?
Nếu bạn là một người thích xem phim hoạt hình Gundunda và chơi các trò chơi điện tử như Armored Core hay Titanfall, có lẽ bạn đã từng tưởng tượng mình đang lái một chiếc máy khổng lồ ít nhất một lần trong đời.
Và ở thời điểm hiện tại, nhờ có một công ty tên là Tsubame Industry của Nhật Bản, giấc mơ đó của bạn sẽ có thể trở thành hiện thực. Tất nhiên là nếu bạn có đủ khả năng về tài chính.
Công ty khởi nghiệp của Nhật Bản này gần đây đã giới thiệu sản phẩm mới nhất của mình, có tên là 'ARCHAX', một robot có thể điều khiển và được lấy cảm hứng từ văn hóa cơ khí Nhật Bản.
Với chiều cao khổng lồ - 4,5 mét và nặng khoảng 3,5 tấn, cỗ máy ngoài đời thực này được cung cấp năng lượng bởi pin 300V và có thể chuyển từ chế độ đứng sang chế độ có thể lái được, đạt tốc độ tối đa 10 km/h. Tuy nhiên, để trải nghiệm cảm giác hồi hộp khi lái ARCHAX, bạn sẽ phải trả khoảng 400 triệu yên (2,75 triệu USD - hơn 65 tỷ VNĐ) để sở hữu nó.
ARCHAX – một cái tên lấy cảm hứng từ tên của loài khủng long bay Archaeopteryx – gần đây đã được giới thiệu trong một loạt video do Tsubame Industry đăng tải và công ty khởi nghiệp Nhật Bản này đã thông báo rằng một phiên bản hoạt động sẽ được giới thiệu tại Japan Mobility Show 2023 vào tháng 11.
Về thời điểm con robot khổng lồ này sẽ được tung ra thị trường, người phát ngôn của Tsubame cho biết sản phẩm này dự kiến sẽ có mặt trên thị trường trong khoảng một năm nữa. Tuy nhiên, xét đến mức giá cao, công ty đang nhắm đến các tỷ phú nước ngoài giàu có như những khách hàng tiềm năng.
Khung chính của ARCHAX được làm bằng hợp kim sắt và nhôm, trong khi lớp vỏ bên ngoài chủ yếu bao gồm FRP (nhựa gia cố sợi). Mặc dù phần đầu của robot dường như có một camera lớn, nhưng nó chỉ có tác dụng để trưng bày.
Trên thực tế, người điều khiển ARCHAX sẽ quan sát quang cảnh xung quanh bởi 26 camera khác nhau được gắn trên khắp cơ thể robot, và nó sẽ được đưa vào một số màn hình bên trong buồng lái. Bảng điều khiển của con robot này được cho là tương tự như bảng điều khiển của máy móc xây dựng, bao gồm hai cần điều khiển, một số bàn đạp và màn hình cảm ứng. Điều thú vị là ARCHAX cũng có thể được điều khiển từ xa.
Khi ở chế độ chờ, ARCHAX có thể di chuyển với tốc độ 2 km/h và ở chế độ truyền động, tốc độ đó tăng lên 10 km/h. Trên thực tế, con robot khổng lồ này không thể bay vút lên không trung như trong trò chơi điện tử, nhưng di chuyển với tốc độ chậm vẫn tốt hơn là chỉ đứng yên một chỗ.
ARCHAX có thể nghiêng về phía trước tối đa 20 độ ở chế độ đứng và 30 độ ở chế độ lái để đảm bảo không bị đổ. Nếu các giá trị này bị vượt quá, hệ thống sẽ tắt để ngăn ngừa tai nạn nghiêm trọng.
ARCHAX cũng sở hữu 5 ngón tay có thể di chuyển được trên mỗi cánh tay cơ học và nó có thể nắm được nhiều thứ khác nhau, nhưng trọng lượng của vật thể sẽ bị giới hạn ở mức 15 kg vì lý do an toàn. khi cố gắng nâng một vật nặng hơn có thể sẽ khiến con robot này bị lật, và người điều khiển bên trong có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Trên thực tế, đây không phải là con robot khổng lồ đầu tiên do Nhật Bản chế tạo, nhưng chắc chắn nó sẽ là một trong những con robot khổng lồ đắt tiền nhất từng được sản xuất trên hành tinh của chúng ta. Với mức giá 2,75 triệu USD (hơn 65 tỷ VNĐ) thì chắc chắn con robot này chỉ có thể được sở hữu bởi những tỷ phú đam mê văn hóa truyện tranh và trò chơi điện tử của Nhật Bản.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"