Rót cả tỷ USD vào công nghệ "cũ rích" từ 1 thập kỷ trước, Trung Quốc khiến Mỹ và châu Âu toát mồ hôi, bật báo động để đối phó
Động thái của Trung Quốc là gì mà có thể khiến Mỹ và châu Âu như ngồi trên đống lửa?
- Suốt 4 thập kỷ làm "bá chủ bầu trời", hệ thống mà người Mỹ tự hào đang bị Trung Quốc tìm cách soán ngôi
- Trung Quốc: Người cao tuổi khó thích ứng với hạ tầng hiện đại trong kinh tế kỹ thuật số
- Trung Quốc xây dựng công trình ‘lơ lửng giữa mây’ khiến thế giới ngỡ ngàng: Uốn lượn như sóng giữa 2 vách núi, dài tới 100 mét, ‘độc lạ’ đến mức nhiều người không tin là có thật
Theo Bloomberg , Mỹ và châu Âu đang ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất chip thế hệ cũ sử dụng công nghệ thấp hơn đồng thời tìm chiến lược mới để ngăn chặn sự bành trướng của đất nước tỷ dân trong lĩnh vực này.
Đáp trả các biện pháp hạn chế tiếp cận công nghệ để sản xuất chip tiên tiến (vốn dùng trong nhiều thiết bị thông minh, hệ thống đào tạo trí tuệ nhân tạo và thiết bị quân sự) của Mỹ, Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD vào hàng loạt nhà máy sản xuất “legacy chip”.
Những loại chip tiên tiến nhất hiện nay được sản xuất dựa trên tiến trình 3 nanomet hiện đại trong khi legacy chip được sản xuất dựa trên tiến trình 28 nanomet trở lên với công nghệ ra mắt từ cách đây hơn một thập kỷ.
Tuy nhiên, legacy chip vẫn rất cần thiết trong nền kinh tế toàn cầu, là thành phần quan trọng cho mọi thứ, từ điện thoại thông minh, xe điện cho đến phần cứng quân sự.
Điều đó đã làm dấy lên những lo ngại mới về ảnh hưởng của Trung Quốc, dẫn tới các cuộc đàm phán nhằm kiềm chế quốc gia châu Á này. Nguồn tin thân cận cho biết Mỹ quyết tâm ngăn chặn việc chip trở thành đòn bẩy đối với Trung Quốc.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ - bà Gina Raimondo đã ám chỉ vấn đề này trong một cuộc thảo luận nhóm vào tuần trước tại Viện Doanh nghiệp Mỹ. “Số tiền mà Trung Quốc đang đổ vào để thúc đẩy sản xuất các dòng chip đời cũ là việc mà chúng ta cần lưu tâm và hợp tác với các đồng minh để vượt lên”, bà Raimondo nói.
Một nguồn tin nội bộ cho biết dù mốc thời gian để thực hiện hành động chưa được đưa ra nhưng mọi thông tin đều đã được thu thập và tất cả lựa chọn đang được cân nhắc.
Các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ lo ngại về nỗ lực thống trị thị trường này của Trung Quốc vì cả lý do kinh tế và an ninh. Theo đó, các công ty Trung Quốc có thể bán phá giá legacy chip trên thị trường toàn cầu trong tương lai, khiến các đối thủ nước ngoài không cạnh tranh được và ngừng kinh doanh.
Điều đó dẫn đến việc các công ty phương Tây phải phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn cung legacy chip. Việc mua các thành phần công nghệ quan trọng như vậy từ Trung Quốc có thể tạo ra rủi ro an ninh quốc gia, đặc biệt là khi chúng cần thiết trong thiết bị quốc phòng.
“Mỹ và đồng minh nên cảnh giác để giảm thiểu hành vi phi thị trường của các công ty bán dẫn mới nổi Trung Quốc. Theo thời gian, nó có thể tạo ra sự phụ thuộc mới của Mỹ hoặc đồng minh vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến quyền tự chủ chiến lược những quốc gia này”, 2 nhà nghiên cứu Robert Daly và Matthew Turpin của Đại học Stanford bày tỏ quan điểm.
Tầm quan trọng của legacy chip đã được nhấn mạnh bởi những cú sốc nguồn cung từng gây hỗn loạn ở đỉnh điểm của đại dịch, bao gồm cả Apple và các nhà sản xuất ô tô.
Tình trạng thiếu chip khiến các doanh nghiệp thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Dù thành phần của legacy chip đơn giản nhưng chúng lại rất cần thiết cho những sản phẩm như điện thoại thông minh, xe điện cũng như các thiết bị quân sự như tên lửa và radar.
Mỹ và châu Âu đang cố gắng phát triển sản xuất chip trong để giảm sự phụ thuộc vào châu Á. Dù vậy, việc này không dễ vì các nhà sản xuất nội địa có thể miễn cưỡng đầu tư và cạnh tranh với các nhà sản xuất ở Trung Quốc được chính phủ hậu thuẫn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"