TTO - Sau khi nhiễm nấm 'thây ma', con ruồi bị 'điều khiển' bay đến đậu ở vị trí thuận lợi. Nấm sau một thời gian ký sinh bên trong đã phát triển thành nhánh, đâm xuyên thủng con ruồi, vươn ra ngoài và phát tán bào tử.
- Đào được siêu quái vật kỷ Jura sống sót dù khủng long chết hết
- Tốn 4,1 tỷ USD để đưa 55kg 'báu vật' đặc biệt lên vũ trụ: Mỹ đang nuôi tham vọng gì?
- Tầm quan trọng của động vật trong tín ngưỡng các cộng đồng cư dân cổ đại
- Ngạc nhiên trước khả năng tái sinh bộ phận cơ thể của các loài động vật
- Gấu trúc Bắc Mỹ và các loài động vật cũng có thể nảy sinh ý định "trả thù"
Cảnh tượng có phần nghiệt ngã này được Roberto García-Roa, nhà sinh vật học tiến hóa thuộc Đại học Valencia (Tây Ban Nha), ghi lại khi thực hiện nghiên cứu tại Khu bảo tồn quốc gia Tambopata ở đông nam Peru. Bức ảnh giành chiến thắng cuộc thi nhiếp ảnh Tiến hóa và sinh thái BMC năm nay.
Các giám khảo đánh giá bức ảnh là "ấn tượng khi lột tả chân thực được sự giao thoa giữa sự sống và cái chết, thể hiện mạnh mẽ sự tiến hóa của sinh vật", mà cụ thể ở đây là cái chết của con ruồi và sự phát tán bào tử mới của nấm "thây ma".
Các bào tử của nấm "thây ma" đã thâm nhập vào con ruồi từ lâu và "điều khiển" nó, buộc nó phải di chuyển đến một vị trí thuận lợi hơn cho sự phát triển của nấm. Các nhánh nấm sau đó sẽ phát triển, từ từ hút cạn sinh lực con ruồi, khiến nó chết rồi xuyên ra ngoài, phát tán bào tử mới.
Mặc dù chỉ mới là năm thứ 2 tổ chức, nhưng cuộc thi nhiếp ảnh Tiến hóa và sinh thái BMC do tạp chí khoa học BMC Ecology and Evolution tổ chức đã thu hút hàng trăm nghìn bức ảnh dự thi từ các nhà sinh thái học và các nhà sinh học tiến hóa trên khắp thế giới. Tất cả đều mong muốn sử dụng khả năng sáng tạo nhiếp ảnh của mình để làm nổi bật sự kỳ thú của thiên nhiên, làm nổi bật những thách thức mà hành tinh của chúng ta phải đối mặt và công việc nghiên cứu của họ.
Với bốn hạng mục tranh giải: "Mối quan hệ trong tự nhiên", "Đa dạng sinh học đang bị đe dọa", "Cận cảnh cuộc sống" và "Công tác nghiên cứu", cuộc thi đã tạo ra một bộ sưu tập ảnh khổng lồ ghi lại vẻ đẹp của thế giới tự nhiên và nhu cầu bảo vệ tự nhiên khi tác động của con người lên hành tinh ngày càng gia tăng.
Cùng ngắm một số bức ảnh ấn tượng khác đoạt giải trong cuộc thi:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"