Sai lầm lớn nhất của Xiaomi là copy thiết kế của Apple Watch, nhưng lại sử dụng công nghệ chip từ năm 2011
Chiếc đồng hồ Xiaomi Mi Watch là sự kết hợp giữa giữa thiết kế Apple Watch, hệ điều hành Wear OS và công nghệ chip xử lý của năm 2011.
Xiaomi đã trở lại con đường quen thuộc, đó là sao chép thiết kế những sản phẩm của Apple. Vừa mới đây, Xiaomi đã ra mắt chiếc đồng hồ Mi Watch với thiết kế giống hệt Apple Watch. Nhưng có vẻ như hãng smartphone Trung Quốc chỉ biết sao chép thiết kế, mà bỏ qua toàn bộ những thứ khác.
Nếu lựa chọn Mi Watch, bạn sẽ không thể có một con chip xử lý tốt, một hệ điều hành tốt, thời lượng pin tốt hay hệ sinh thái ứng dụng tốt. Có vẻ như thiết kế bên ngoài là đủ đối với Xiaomi, gây ra sự nhầm lẫn rằng người đối diện đang đeo Apple Watch.
Xiaomi Mi Watch là một chiếc smartwatch chạy Wear OS, với chip xử lý Snapdragon Wear 3100 của Qualcomm. Đây là sự kết hợp đã từng khiến cho rất nhiều chiếc smartwatch thất bại. Snapdragon Wear 3100 có 4 lõi Cortex A7 1.2GHz, dựa trên kiến trúc và thiết kế được ra mắt vào năm 2011 (cần phải lưu ý sự thua thiệt này hoàn toàn là do sự độc quyền của Qualcomm, nhằm đảm bảo đây là con chip duy nhất dành cho smartwatch của họ).
Con chip 28nm này vừa to, vừa chậm lại vừa tốn pin khi so sánh với các bộ vi xử lý của Apple hay Samsung. Đó cũng là điều dễ hiểu khi Qualcomm đã bỏ rơi mảng smartwatch từ lâu.
Mi Watch được trang bị Wear OS của Google, nhưng điều này cũng không thực sự có nhiều ý nghĩa. Bởi vì các ứng dụng và dịch vụ của Google không được phép hoạt động tại Trung Quốc, do đó nó cũng không có cửa hàng Google Play.
Xiaomi sẽ phải nhờ tới các nhà phát triển bên thứ ba để cung cấp thêm các ứng dụng và tạo ra hệ sinh thái cho chiếc Mi Watch của mình. Điều đó có thể sẽ ngăn cản người dùng lựa chọn chiếc smartwatch này, vì thiếu những ứng dụng hấp dẫn.
Việc sao chép Apple để thành công cũng là điều dễ hiểu, nhưng lần này Xiaomi đã sai lầm khi chỉ sao chép thiết kế bên ngoài và bỏ qua tất cả những gì quan trọng bên trong. Nếu một thiết bị có vẻ ngoài đẹp, nhưng mang đến trải nghiệm tồi tệ thì cũng sẽ không thể thu hút được người tiêu dùng.
Tham khảo: arstechnica
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI