Sam Altman trở thành tỷ phú không phải nhờ Open AI: Nắm cổ phần loạt công ty, nhiều khoản đầu tư x100 lần sau vài năm ít ỏi, lọt top 5 founder thú vị, ngang hàng Steve Jobs

    Vũ Anh ,  

    Giá trị tài sản ròng của Sam cho đến nay đạt 1 tỷ USD, đủ để biến anh trở thành tỷ phú mới.

    “Sam hiếm có ở chỗ anh ấy là một nhà đầu tư có năng lực và táo bạo. Rất nhiều người sợ thất bại, trong khi Sam lại tỏ ra thoải mái với những vụ cá cược lớn”, Reid Hoffman, người đồng sáng lập LinkedIn kiêm cựu giám đốc hội đồng quản trị OpenAI lâu năm, nhận xét về Sam Altman và cho biết chính những khoản đầu tư đó, chứ không phải OpenAI, đã giúp anh chàng này lần đầu tiên lọt danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes.

    Hơn chục hồ sơ pháp lý và người thân cận đã được tạp chí Forbes xem xét. Giá trị tài sản ròng của Sam cho đến nay đạt 1 tỷ USD, đủ để biến anh trở thành tỷ phú mới.

    Phần lớn tài sản của Altman đến từ các khoản đầu tư khởi nghiệp, từ cổ phần ban đầu tại công ty YC, Reddit và kỳ lân fintech Stripe, cho đến các vụ cá cược lớn như công ty năng lượng hạt nhân Helion và công ty khởi nghiệp lâu đời Retro Bioscatics. Phần còn lại đến từ số cổ phần trong quỹ Y Combinator, khoảng 90 triệu USD bất động sản ở California và Hawaii, cùng một số khoản cá cược cá nhân nhỏ lẻ.

    Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những gì Forbes có thể xem xét. Tạp chí này ước tính Altman có thể nắm giữ nhiều nguồn tài sản khác nữa.

    Một số người nghi ngờ rằng Altman không có bất kỳ lợi ích tài chính nào trong OpenAI. Người phát ngôn của OpenAI Hannah Wong cho biết mối quan tâm của Altman đối với công ty chỉ là gián tiếp thông qua khoản đầu tư nhỏ của YC.

    Trong một cuộc phỏng vấn của Forbes năm 2020, Altman cho rằng phần lớn thành công trong sự nghiệp đầu tư của mình đến từ con mắt tinh tường. “Điều mà tôi đã trau dồi trong suốt sự nghiệp của mình, đó là tìm ra những tài năng siêu cao chưa được xác định”, Sam nói.

    Huyền thoại Sam Altman bắt đầu ở ngoại ô St. Louis, nơi anh học về lập trình và tháo rời máy tính Macintosh khi mới 8 tuổi. Sau khi đăng ký học khoa học máy tính tại Stanford vào năm 2003, Altman bỏ học, bắt đầu phát triển ứng dụng di động chia sẻ vị trí Loopt và tham gia vào Y Combinator ở Cambridge. Tại đây, anh chàng nhanh chóng gây được ấn tượng với đồng sáng lập kiêm chủ tịch Paul Graham, người vào năm 2009 đã đưa Altman vào danh sách 5 nhà sáng lập công ty khởi nghiệp thú vị nhất trong 30 năm, xếp ngang hàng Steve Jobs của Apple cũng như Larry Page và Sergey Brin của Google.

    Trong quá trình điều hành Loopt, Altman vẫn tham gia đầu tư và đến năm 2011 đã trở thành đối tác tại YC. Năm 2012, Altman bán Loopt. Công ty khởi nghiệp đã giúp anh nâng cao danh tiếng.

    Sam Altman trở thành tỷ phú không phải nhờ Open AI: Nắm cổ phần loạt công ty, nhiều khoản đầu tư x100 lần sau vài năm ít ỏi, lọt top 5 founder thú vị, ngang hàng Steve Jobs- Ảnh 1.

    Sam Altman trở thành tỷ phú không phải nhờ Open AI

    Sau đó, Altman thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm Hydrazine Capital dưới sự hướng dẫn của nhà đồng sáng lập PayPal và tỷ phú Peter Thiel. Quỹ này đã đầu tư 75% vốn vào các công ty YC, theo hồ sơ năm 2016 trên tờ New Yorker.

    Vào năm 2014, Sam cho biết 5 trong số 40 khoản đầu tư đầu tiên đã trị giá gấp 100 lần số vốn đầu tư ban đầu. Khoản đầu tư tốt nhất, như Altman tiết lộ tại một sự kiện StrictlyVC năm ngoái, là công ty thanh toán Stripe.

    Sau khi chủ tịch Paul Graham quyết định dừng điều hành YC vào năm 2014, Altman trở thành người kế nhiệm. Nhiệm kỳ 5 năm với tư cách chủ tịch YC được xác lập bằng việc mở rộng, thành lập quỹ mới để tiếp tục đầu tư vào các công ty của cựu sinh viên YC.

    Song song với đó, Altman vẫn tiếp tục đầu tư cá nhân - chủ yếu vẫn đặt cược vào các công ty khởi nghiệp liên kết với YC, chẳng hạn như Helion và Superhuman. Năm 2015, Altman được vinh danh trong danh sách 30 Under 30 đầu tiên của Forbes về đầu tư mạo hiểm.

    Đối với Altman, dự án bổ sung là OpenAI, tổ chức phi lợi nhuận mà ông đồng sáng lập vào năm 2015 với Musk nhằm xây dựng một hệ thống tự trị cao, thông minh hơn con người, hay còn gọi là “trí tuệ nhân tạo”. Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, người đàn ông này tiếp tục công bố Dự án Apollo - quỹ mới của anh trai Max lãnh đạo.

    Vào năm 2020 và 2021, khi giá trị của Stripe tăng vọt, Altman chi 43 triệu USD cho một biệt thự ở Hawaii và 27 triệu USD cho một ngôi nhà hạng sang ở San Francisco. “Triết lý đầu tư của Sam bắt nguồn từ niềm tin sâu sắc của anh ấy vào những người sáng lập mà anh ấy ủng hộ”, Josh Kushner, người sáng lập Thrive Capital, nói.

    Helion và Retro Biosciences là 2 khoản đầu tư táo bạo nhất của Sam. Anh chàng đã đích thân đầu tư 375 triệu USD khi Helion gặp khó khăn trong việc huy động vốn. 180 triệu USD cũng được đặt cược vào Retro.

    “Về cơ bản, tôi lấy toàn bộ giá trị tài sản ròng của mình và đầu tư vào hai công ty này”, Altman nói.

    “Chúng tôi rất may mắn khi có Sam làm nhà đầu tư”, Giám đốc điều hành Helion David Kirtley cho biết trong một tuyên bố. “Anh ấy có cái nhìn toàn cảnh và rất ủng hộ các giải pháp đổi mới mang tác động lớn”.

    OpenAI có lẽ là thương vụ đình đám nhất khiến người ta biết đến Sam Altman. Công ty khởi nghiệp được Microsoft hậu thuẫn đã sớm giành được vị trí dẫn đầu khi ra mắt ChatGPT vào tháng 11 năm ngoái.

    Bản chất Open AI là một công ty tò mò, được thành lập vào năm 2015 bởi một nhóm các doanh nhân bao gồm Sam Altman và Elon Musk - CEO Tesla với tư cách một liên doanh phi lợi nhuận. Mục đích cuối cùng là xây dựng trí tuệ nhân tạo tổng quát ngang bằng hoặc vượt xa năng lực của con người trong tất cả các loại tác vụ.

    Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Google xuất bản một bài báo nói về một cuộc cách mạng mà họ đặt tên là “transformer”. Open AI khi đó nhận ra mình có thể mở rộng quy mô bằng cách kết hợp số lượng dữ liệu thu thập từ Internet với khả năng xử lý nhanh chóng. Kết quả, general-purpose transformer (gọi tắt là GPT) ra đời.

    Ngoại trừ Musk - người đã rút lui vào năm 2018 và hiện đang xây dựng mô hình AI của riêng mình, hầu hết các nhà đầu tư đời đầu đều tự tin thu về lợi nhuận nếu công ty tiếp tục phát triển. SoftBank, tập đoàn đầu tư công nghệ đến từ Nhật Bản, cũng tìm cách đặt cược vào Open AI.

    Điểm sáng lớn nhất là Open AI đang thu hút được rất nhiều nhà đầu tư phục vụ quá trình phát triển mô hình dữ liệu. Altman cho biết công ty mình có thể sẽ trở thành “startup sử dụng nhiều vốn nhất lịch sử Thung lũng Silicon” bởi mô hình gần đây nhất là GPT-4 ước tính tiêu tốn khoảng 100 triệu USD - gấp nhiều lần so với GPT-3.

    Theo: Forbes, The Economist

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ