Không chỉ riêng Samsung, các nhà sản xuất NAND khác dự kiến sẽ theo chân hãng công nghệ Hàn Quốc để thực hiện động thái tương tự.
- Điện thoại sạc nhanh hơn khi ở chế độ tiết kiệm pin?
- Camera nhỏ nhất thế giới có kích thước chỉ bằng hạt muối
- TikTok Shop "vượt mặt" Lazada trở thành sàn TMĐT lớn thứ 2 Việt Nam
- Nhiều ứng dụng quen mặt dính lỗ hổng nghiêm trọng, Apple lên tiếng cảnh báo
- Chặn sớm việc 'xách tay' iPhone 15 từ Singapore, Thái Lan về Việt Nam
Theo một báo cáo gần đây của TrendForce, thị trường bộ nhớ NAND flash – thành phần quyết định dung lượng lưu trữ cho ổ SSD - sớm thoát khỏi xu hướng giảm giá. Theo đó, Samsung, nhà sản xuất bộ nhớ NAND lớn nhất thế giới tính theo thị phần (31%), đã đưa ra biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng này.
Cụ thể, Samsung đã tiến hành điều chỉnh nguồn cung, khi cắt giảm sản lượng NAND tới 50%. Giải pháp của Samsung là gây ra cú sốc từ phía nguồn cung bằng cách cắt giảm sản lượng NAND được sản xuất tới 50% (đặc biệt là các dây chuyền sản xuất NAND ít hơn 128 lớp).
Việc giảm sản lượng sẽ tác động tới cán cân cung cầu. Khi nguồn cung bị giới hạn một cách có chủ ý, nhu cầu từ phía người dùng từ từ đẩy bớt số lượng hàng trong kho xuống mức thấp hơn, từ đó khiến giá bán cao hơn. Đồng thời, những lo ngại về việc tăng giá sẽ khiến các khách hàng lớn đặt một số lượng lớn NAND để dự trữ, từ đó khiến nhu cầu về linh kiện này trong SSD sẽ tăng lên.
Đó là cơ chế mà Samsung đang tận dụng để ngăn chặn tình trạng giá NAND lao dốc nghiêm trọng trong năm qua. Không chỉ riêng Samsung, các nhà sản xuất NAND khác dự kiến sẽ theo chân hãng công nghệ Hàn Quốc trong việc cắt giảm sản lượng sản xuất, đơn cử như Micron.
Được biết, sự dư thừa thị trường NAND trong năm 2023 có nguyên nhân từ những vấn đề về sản xuất (với các thiết chip NAND có số lượng lớp cao liên tục được trình làng) và sự bùng nổ AI.
Ở tình trạng hiện tại, với các tác vụ liên quan tới việc xử lý AI, các thành phần linh kiện như GPU và CPU có sự đóng góp quan trọng về hiệu năng hơn so với các giải pháp lưu trữ nóng. Việc các công ty công nghệ sẵn sàng chi một số tiền lớn để mua các GPU chuyên dụng xử lý AI từ Nvidia cũng khiến doanh số bán SSD bị ảnh hưởng. Khi phần lớn dòng tiền đã được sử dụng để mua sắm GPU, các công ty công nghệ sẽ có xu hướng đầu tư ít hơn cho hệ thống siêu máy tính 'cổ điển', vốn sử dụng nhiều SSD.
Được biết, động thái cắt giảm nguồn cung NAND sẽ bắt đầu tác động tới giá bán NAND vào quý 4/2023, với mức phục hồi về giá dự kiến trong khoảng 0-5%, theo TrendForce.
Tuy nhiên, TrendForce sẽ điều chỉnh lại ước tính của mình nếu các nhà sản xuất NAND khác thực hiện các biện pháp tương tự.
Về phía người dùng, đương nhiên, đây sẽ là cơ hội không thể tốt hơn để mua SSD có dung lượng lưu trữ và tốc độ đọc/ghi cao với mức giá hợp lý ở thời điểm hiện tại, trước khi loại thiết bị này tăng giá trong thời gian tới.
Tham khảo Tomshardware
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời