Thị trường smartphone tăng trưởng chậm khiến Samsung phải có những thay đổi để không bị nhấn chìm.
"Lập trình là chìa khóa của tương lai", Dongjin Koh, chủ tịch mảng truyền thông di động của Samsung, chia sẻ với khán giả tại hội nghị nhà phát triển hàng năm của công ty diễn ra trong tuần trước. Hiện Samsung đã tự coi mình là một công ty phần mềm chứ không phải là một hãng sản xuất phần cứng.
Mặc dù trong quý đầu năm nay, mảng di động của Samsung phát triển mạnh mẽ nhưng trong tương lai hãng điện tử Hàn Quốc nhận định doanh số smartphone vẫn sẽ đi ngang, không thể tăng trưởng mạnh.
Hệ điều hành Tizen OS độc quyền của Samsung giúp hãng này tích hợp chặt chẽ phần mềm, dịch vụ, phần cứng và bảo mật vào một hệ sinh thái duy nhất. Điều này giúp hãng kiểm soát các sản phẩm tốt hơn giống như những gì Apple làm với sản phẩm và dịch vụ của họ.
Tizen là một hệ điều hành nguồn mở dựa trên Linux được sử dụng trong các smartwatch Galaxy Gear mới nhất của Samsung cũng như dòng smartphne Samsung Z đang được phân phối tại Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lank. Tizen thậm chí còn được dùng để chạy các dịch vụ xe hơi kết nối của Samsung.
Tuy nhiên, để xây dựng được một hệ sinh thái các sản phẩm phần mềm độc quyền, Samsung cần sự hỗ trợ của các nhà phát triển để tạo ra ứng dụng cho hệ điều hành Tizen. Hơn nữa, hãng này sẽ phải điều chỉnh hệ điều hành để nó có thể tương thích với các thiết bị kết nối ngày càng tăng hiện nay. Samsung có thể có lợi thế trong vấn đề này bởi hãng sản xuất rất nhiều linh kiện, thiết bị kết nối.
Một số ông lớn trong ngành công nghiệp smartphone bao gồm Intel, Microsoft và Qualcomm cũng đang thực hiện những bước đi chiến lược, chuyển từ phần cứng sang tập trung vào phần mềm và điện toán đám mây. Trong đó, Intel vừa xác nhận khai tử chip Atom sắp ra mắt dành cho smartphone và tablet của hãng. Tính riêng hai năm vừa qua, mảng di động của Intel thua lỗ 7,3 tỷ USD.
Đây là một thay đổi dễ hiểu bởi thị trường smartphone toàn cầu sẽ phát triển chậm lại đáng kể trong vài năm tới. Năm 2015 có thể là năm cuối cùng mức tăng trưởng doanh số smartphone đạt 2 con số.
Lượng người mua giảm tại các thị trường trưởng thành chính là nguyên nhân khiến doanh số smartphone sụt giảm. Tỷ lệ người sở hữu smartphone tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đã đạt một mức mới, cao hơn trước rất nhiều. Lượng người mua smartphone lần đầu tại các quốc gia này đang bị thu hẹp nhanh chóng và doanh số smartphone chủ yếu tới từ các khách hàng nâng cấp điện thoại.
Trong khi đó, doanh số smartphone tại các thị trường đang phát triển tiếp tục phát triển mạnh. Đặc biệt, thị trường Ấn Độ và Indonesia sẽ đóng góp phần lớn mức tăng trưởng doanh số smartphone toàn cầu trong vài năm tới.
Năm 2021 số lượng smartphone đã được bán ra sẽ đạt 2,1 tỷ chiếc
Theo nhà phân tích cao cấp Will McKitterick, thị trường smartphone toàn cầu vẫn tăng trưởng với tốc độ ổn định nhờ các thị trường đang phát triển. Ước tính, tới năm 2021, số lượng smartphone đã được bán ra trên thị trường toàn cầu có thể đạt con số 2,1 tỷ chiếc.
McKitterick cho rằng trong vài năm tới doanh số smartphone tại Ấn Độ sẽ phát triển mạnh bởi quốc gia này vẫn còn rất nhiều người tiêu dùng chưa có cơ hội sở hữu smartphone. Tuy nhiên, còn rất lâu nữa Ấn Độ mới vượt qua được Trung Quốc để trở thành thị trường smartphone hàng đầu thế giới. Ước tính trong năm 2016, Ấn Độ chiếm 10% thị phần thị trường smartphone thế giới, ít hơn đáng kể so với con số 30% thị phần của Trung Quốc.
Cuộc chiến nền tảng toàn cầu sẽ chấm dứt ngay cả khi tỷ lệ sử dụng smartphone tiếp tục tăng tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Android và iOS có thể chiếm 97,3% thị phần hệ điều hành toàn cầu trong năm 2015 so với 96,3% thị phần của năm ngoái.
Apple kết thúc năm ngoái với một quý tăng trưởng mạnh mẽ nhờ iPhone 6s và 6s Plus, Tuy nhiên, tăng trưởng thị phần hàng năm của "Táo khuyết" cũng bị sụt giảm đôi chút do phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Samsung và các hãng Trung Quốc như Huawei.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?