Gã khổng lồ Samsung Electronics đã quyết định đầu tư vào một startup phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc như một nỗ lực nhằm bắt kịp cuộc chạy đua nền tảng trí tuệ nhân tạo ngày càng gay gắt giữa các công ty công nghệ toàn cầu.
Vào tháng 8 vừa rồi, Samsung chính thức đổ một khoản đầu tư lớn vào DeePhi Tech, một start-up có trụ sở tại thành phố Thanh Hoa chuyên về công nghệ deep learning.
Theo một nguồn tin chưa được xác định, "nhóm các lập trình viên Hàn Quốc của Samsung đã có buổi gặp gỡ với những người đứng đầu DeePhi Tech và họ cảm thấy bất ngờ với những gì công ty đang gây dựng. Điều này dẫn đến quyết định đầu tư táo bạo kia".
"Samsung có vẻ đã có một thương vụ đầu tư khá lớn vào một công ty của Trung Quốc, điều này hoàn toàn trùng khớp với chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa về lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo của chính phủ Trung Quốc. Thương vụ được thực hiện mà không có yếu tố chính trị can thiệp, đồng thời cũng không nhất thiết dựa trên tiềm lực công nghệ hùng mạnh của Samsung".
Đây là thương vụ lớn thứ 2 mà Samsung thực hiện đối với các startup công nghệ AI ở nước ngoài, theo sau thương vụ đầu tư vào Graphcore có trụ sở ở Vương quốc Anh vào tháng 10 năm ngoái, trị giá lên đến 30 triệu USD.
Trên trang chủ của DeePhi, Samsung được xếp vào danh sách các đối tác kinh doanh của startup này, bên cạnh nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc Mediatek, công ty thiết kế con chip Xilinx đến từ Mỹ và nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services.
Dòng smartphone S8 mới nhất của Samsung có tích hợp chương trình trợ lý ảo thông minh nhân tạo hoạt động dựa trên dữ liệu đám mây – Bixby.
DeePhi Tech là một công ty chuyên cung cấp giải pháp lập trình deep learning, được thành lập vào năm 2016 với đội ngũ sáng lập gồm có 4 thành viên, từng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa cũng như Đại học Stanford của Mỹ.
Công ty thu hút được sự chú ý của Samsung sau khi phát triển thành công công nghệ nén mạng Neuron cũng như kỹ thuật xây dựng kiến trúc phần cứng mạng Neuron.
Cũng theo nguồn tin trên, nhà mạng SK Telecom của Hàn Quốc cũng tỏ ra rất hứng thú với thị trường công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ, và trước đó đã ngỏ ý đầu tư vào startup non trẻ này trong mùa hè năm nay, tuy vậy lãnh đạo công ty đã quyết định từ chối lời mời này.
Sản phẩm chính của công ty chính là Bộ công cụ phát triển sâu Mạng Neuron, gọi tắt là DNNDK, được thiết kế dưới dạng một bộ khung tích hợp với chức năng đơn giản hóa cũng như tăng tốc độ ứng dụng công nghệ deep learning vào công việc.
Samsung tỏ ra khá hứng thú với chất lượng con chip trí tuệ nhân tạo dựa trên mạng Neuron của startup này, với mục tiêu ứng dụng chúng vào các thiết bị di động, từ đó hỗ trợ các chức năng như nhận diện giọng nói, phân tích xử lý ngôn ngữ neuron cũng như các tác vụ nhận diện khác trên smartphone.
Những con chip đó, được gọi chung là bộ vi xử lý trung tâm, hay NPU, đang được cả thị trường săn đón như một công cụ đắc lực để mở rộng công dụng của các chương trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trên smartphone.
Tại một buổi hội thảo được tổ chức tại Triển lãm chất liệu bán dẫn 2017 vào thứ Năm vừa rồi, ông Kim Il-san, chuyên viên nghiên cứu cấp cao hệ thống kinh doanh LSI của Samsung Electronics, cho rằng việc ứng dụng NPU vào smartphone sẽ trở thành xu thế tất yếu trong tương lai.
"Việc chạy các thuật toán deep learning trên smartphone sử dụng các bộ vi xử lý NPU hiện tại sẽ không thực sự đạt hiệu quả tối đa, vì vậy việc bổ sung thêm các NPU thế hệ mới sẽ là xu thế của tương lai", ông Kim chia sẻ. "Hiện tại rất khó có thể kết luận được về khả năng kết hợp NPU mới vào thế hệ smartphone Samsung Galaxy tiếp theo".
Qúa trình sản xuất chất liệu bán dẫn của Samsung gần đây đang có xu hướng tiêu tốn nhiều hơn chi phí nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo của công ty, đặc biệt là khi Huawei tuyên bố đã trang bị cho dòng smartphone Mate 10 của mình con chip Kirin 970 do chính Huawei tự phát triển với chức năng hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Vào thứ Năm vừa rồi, một buổi hội thảo về sự phát triển của công nghệ AI đã được tổ chức tại Viện Công nghệ cao Samsung, địa điểm được coi là trụ sở điều hành chính đối với các công nghệ phát triển cho tương lai. Rất nhiều học giả và chuyên gia nổi tiếng thế giới đã đến tham dự, biến buổi hội thảo trở thành một phần trong chiến lược phát triển công nghệ tiếp theo của Samsung.
"Rất nhiều bộ phận chuyên môn trong Samsung đang đẩy nhanh quy trình nghiên cứu áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo theo từng cấp độ tương ứng", giáo sư Yoo Hoi-Joon thuộc Viện Công nghệ cao Hàn Quốc đã chia sẻ.
Cả Samsung và DeePhi đều chưa hề đưa ra bình luận gì về thương vụ này cho đến hôm Chủ Nhật vừa rồi. Một thành viên trong tập đoàn Samsung chia sẻ rằng thương vụ đầu tư này là một phần trong chiến lược phát triển cơ hội đầu tư của tập đoàn vào các startup về công nghệ trí tuệ nhân tạo trên khắp thế giới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel Lunar Lake khiến fan Windows nở mày nở mặt vì thời lượng pin vượt cả MacBook
Vi xử lý Lunar Lake không chỉ là bước tiến lớn về hiệu năng mà còn về khả năng tiết kiệm pin, giúp Intel tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ.
Tổ chức quốc tế đánh giá Bkav: Phát hiện mã độc dưới tiêu chuẩn, nhận diện sai gấp hơn 6 lần