Cuối cùng thì Samsung cũng đưa ra giải pháp khắc phục phương thức tấn công qua mạng Wi-Fi KRACK đang khiến nhiều người dùng cảm thấy lo sợ.
Mới đây, Samsung đã tung ra bản vá nhằm khắc phục lỗ hổng bảo mật Wi-Fi KRACK đã và đang “náo loạn” thế giới công nghệ trong thời gian vừa qua. Lỗ hổng bảo mật này được phát hiện vào đầu tháng trước và là một điểm yếu trong hệ thống tiêu chuẩn mã hóa Wi-Fi. Các hacker có thể lợi dụng điều này để theo dõi, đánh cắp dữ liệu người dùng trong phạm vi phủ sóng của Wi-Fi đó.
Các nhà nghiên cứu tại DistriNet Research Group, đồng thời cũng là những người đầu tiên phát hiện ra KRACK, đã tìm hiểu và kết luận rằng lỗ hổng bảo mật này chủ yếu nhắm vào các hệ thống chạy trên nền tảng Linux và đại đa số những thiết bị chạy Android 6.0 trở lên.
Các thiết bị Linux và Android thường có nguy cơ bị KRACK tấn công nhiều nhất.
Cụ thể hơn, lỗ hổng KRACK trong hệ thống Wi-Fi được thiết kế để chỉnh sửa lưu lượng truy cập hoặc âm thầm gắn các file malware vào lưu lượng gửi đi từ các thiết bị Linux/Android. Bên cạnh đó, kẻ tấn công cũng có thể thực hiện bất các hành vi độc hại khác đối với các thiết bị nằm trong tầm phủ sóng một Wi-Fi nhất định mà không cần phải bẻ khóa mật khẩu của Wi-Fi đó.
Ví dụ, các hacker có thể đăng tải ransomware (mã độc tống tiền) lên một website nhằm mã hóa dữ liệu quan trọng trên ổ cứng của người dùng và chỉ khi nhận được “tiền chuộc” mới chấp nhận mở khóa. KRACK có thể đe dọa nghiêm trọng đến những thông tin cá nhân riêng tư của bạn như email, mật khẩu, số thẻ tín dụng và cả ảnh cũng như video của bạn nữa.
Phương thức tấn công của KRACK không nhắm vào những đối tượng hay thiết bị cụ thể nào vì nó chỉ có thể ảnh hưởng đến giao thức mã hóa WPA 4 chiều, và các hacker phải nằm trong phạm vi phủ sóng của Wi-Fi mới có thể ra tay. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều thiết bị chạy nhiều nền tảng khác nhau đã bị đe dọa bởi lỗ hổng bảo mật này.
Không cần biết mật khẩu Wi-Fi, KRACK vẫn có thể tấn công các thiết bị trong tầm phủ sóng của Wi-Fi đó.
Để đối phó với vấn nạn trên, bản vá mới đây của Samsung đã liệt kê 61 lỗi bảo mật thường gặp nhất trên các thiết bị Android cũng như 6 lỗ hổng bảo mật mà phần mềm của Samsung đã tự phát hiện ra. Bản cập nhật này dự tính sẽ được phát hành rộng rãi trên nhiều dòng máy trong vài ngày tới.
Đây không phải lần đầu tiên KRACK hoành hành trên thị trường công nghệ nhưng số lượng các thiết bị của Samsung đứng trước nguy cơ bị tấn công đang ở mức báo động. Tháng 7 vừa qua, tại Hội nghị an ninh thông tin Black Hat diễn ra ở Las Vegas, một nhà nghiên cứu của Exodus Intelligence cho biết có một lỗ hổng bảo mật cực kỳ nghiêm trọng đang tồn tại trong các con chip Wi-Fi được sử dụng rộng rãi bởi các thiết bị di động ngày nay, bao gồm cả dòng Galaxy cao cấp của Samsung. Lỗ hổng này đã ảnh hưởng nặng nề đến các sản phẩm chip của Broadcom và cuối cùng đã bị Broadpwn phát hiện ra.
Theo AndroidHeadlines
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android