Trong cơn sốt Bitcoin này, Samsung vốn vẫn ăn chắc với các dự án an toàn đã quyết định đánh cược.
- Sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất nước Mỹ đóng băng tất cả các giao dịch giữa lúc Bitcoin sụt giảm mạnh
- Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs là thế lực lớn đầu tiên của Phố Wall sẽ tham gia vào thị trường Bitcoin và tiền mã hóa
- Bitcoin sụt giảm 25% giá trị xuống thấp hơn 15.000 USD, thị trường crypto bốc hơi 100 tỷ USD trước Giáng Sinh
- Dùng Bitcoin để thanh toán có thể phải ngồi tù tới 3 năm
- Một loại tiền mã hóa được tạo ra mà không cần đến nền tảng blockchain có thể sẽ là kẻ thách thức Bitcoin trong tương lai
Làn sóng tiền mã hóa kéo theo nhiều thứ, nhiều loại nhu cầu phát sinh. Chính làn sóng ấy là lý do khiến cho những công ty sản xuất thiết bị bán dẫn như Samsung hay TSMC của Đài Loan đang tìm kiếm những khía cạnh khác để khai thác.
Theo nhiều nguồn tin trong ngành thì hồi đầu tháng này, Samsusgn đã ký hợp đồng với công ty đào Bitcoin của Nga có tên Baikal, một bản thỏa thuận xác nhận Samsung sẽ là nhà cung cấp chip ASIC 14 nanomet (nm) cho công ty Nga này. Baikal sẽ sử dụng chip của Samsung trong sản xuất loạt phần cứng đào Bitcoin mới của họ.
Nhu cầu tiền mã hóa tăng cao dẫn tới việc các công ty cung cấp cả phần cứng lẫn phần mềm đào Bitcoin càng ngày càng thịnh hành. Có thể kể đến đất nước Hàn Quốc, quê hương của Samsung, nơi được cho là thị trường tiền mã hóa đứng trong top 5 thế giới.
Những người vẫn theo dõi động thái của ngành công nghiệp điện tử phân tích rằng Samsung đang đánh cược với tương lai của tiền mã hóa. Công ty hàng đầu này vẫn được biết tới với những chiến lược kinh doanh an toàn và vốn vẫn bắt tay với những đối tác có tiếng như Apple hay Qualcomm. Việc ký hợp đồng với một công ty ít người biết tại Nga, mà lại còn là đầu tư vào mảng tiền mã hóa bất ổn, được đánh giá là không giống Samsung như mọi người vẫn biết.
Hiện tại, nhà sản xuất phần cứng đào Bitcoin hàng đầu là Bitmain tới từ Trung Quốc, với thị phần lên tới 70%. Mỗi ngày, công ty này ngốn tới hơn 40.000 USD tiền điện. Còn từ phía Nhật Bản, có một công ty khác cũng đang dự kiến sản xuất chip ASIC 7 nm cũng với mục tiêu đào tiền mã hóa.
Theo TheInvestor
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android