Sản xuất thịt nhân tạo bằng từ trường, các nhà khoa học Singapore đạt được đột phá ấn tượng
(Tổ Quốc) - Kỹ thuật mới của các nhà khoa học giúp cung cấp một giải pháp "xanh" hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn để chứng minh các lựa chọn thay thế thịt động vật.
- Tái xuất sau hơn 20 năm biến mất, loài thú lập tức gây sốt vì quý hiếm hơn cả gấu trúc
- Bí ẩn kỳ lạ sau vụ tàu NASA đâm tiểu hành tinh: 'Tôi không thấy bất cứ thứ gì như vậy'
- Khám phá bí mật của loài trâu nước
- Điều gì khiến kỳ giông axolotl có thể đột ngột biến từ động vật sống dưới nước thành sinh vật sống trên đất liền?
- Những sự thật đáng kinh ngạc về loài báo Puma
Nhiều năm gần đây, các dự án sản xuất thịt nhân tạo được thúc đẩy nhằm giảm sự phụ thuộc của con người vào các sản phẩm động vật. Điều này giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí hơn. Sản phẩm được tạo ra cũng đảm bảo hơn về mặt vệ sinh và an toàn thực phẩm
Vào đầu tuần này (ngày 26/9), các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã công bố một phương pháp mới trong việc nuôi thịt nhân tạo bằng cách gắn các tế bào động vật với nam châm, giúp tăng hiệu quả đáng kể cho các phương pháp nuôi thịt nhân tạo đã có từ trước.
Phát minh cải thiện cho các phương pháp cũ
Phương pháp sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm ngày nay vẫn ít nhiều đòi hỏi việc sử dụng các sản phẩm động vật khác. Ví dụ, một số phương pháp sản xuất thịt dựa trên tế bào hiện nay vẫn cần phải dùng tới huyết thanh động vật để giúp phát triển và sinh sôi thịt. Điều này phần nào đã làm mất đi lý tưởng ban đầu của việc nuôi thịt nhân tạo
Tệ hơn nữa về tính đạo đức, dạng huyết thanh này thường bao gồm huyết thanh bò thai, là một hỗn hợp được thu hoạch từ máu của bào thai được lấy ra từ những con bò cái mang thai được giết mổ trong ngành công nghiệp sữa hoặc thịt.
Các phương pháp khác để thúc đẩy sự phát triển của tế bào là sử dụng thuốc hoặc kỹ thuật di truyền, những phương pháp này cũng phức tạp không kém và có thể tạo ra loại sản phẩm không tốt cho sức khỏe con người. Sự phức tạp này làm tăng chi phí và hạn chế quy mô sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng thương mại hóa của loại thịt nhân tạo được sản xuất dựa trên tế bào.
Để vượt qua thách thức này, nhóm nghiên cứu tới từ NUS đã hình thành một phương pháp độc đáo sử dụng xung từ tính để kích thích sự phát triển của thịt dựa trên tế bào, do đó nuôi cấy các tế bào gốc nguyên sinh, được thu thập trong mô cơ xương và tủy xương.
Trong 10 phút tiếp xúc với từ trường, các tế bào gốc đã giải phóng vô số phân tử có đặc tính tái tạo, trao đổi chất, chống viêm và tăng cường miễn dịch. Những phân tử này cần thiết cho sự tăng trưởng, tồn tại và phát triển của các tế bào thành mô.
Một phương pháp thu hoạch thịt an toàn và tiện lợi
Nhóm nghiên cứu từ NUS cho biết việc thu hoạch thịt từ phương pháp mới này sẽ diễn ra hoàn toàn trong phòng thí nghiệm theo một cách an toàn, thuận tiện và với mức chi phí thấp.
Bằng cách này, các tế bào gốc nguyên sinh sẽ hoạt động như một lò phản ứng sinh học bền vững và an toàn để tạo ra các túi tiết giàu chất dinh dưỡng cho việc phát triển thịt quy mô lớn. Kết quả này tạo thuận lợi cho việc thương mại hóa các loại thịt nhân tạo trên thị trường.
Thông thường, các cơ bắp đã tự biết cách để tạo ra những gì cần thiết để giúp chúng tăng trưởng và phát triển. Cơ bắp chỉ đơn giản là cần thêm một yếu tố "động viên" từ bên ngoài và chính luồng từ trường đã thực hiện điều này.
Ngoài ra, sáng chế mới cũng có thể được ứng dụng trong y học tái tạo. Nhóm nghiên cứu từ NUS đã sử dụng các protein tiết ra để điều trị các tế bào không khỏe mạnh với kết quả đầy hứa hẹn. Họ phát hiện ra rằng những protein này đã giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển của các tế bào bị suy yếu của con người. Phát minh đã cho thấy tiềm năng của kỹ thuật mới trong việc giúp chữa trị các tế bào bị thương và tăng tốc độ phục hồi của bệnh nhân.
Tham khảo Phys, New Atlas
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"