Theo kế hoạch, toàn bộ dự án cáp quang biển AAE-1 sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2016.
Tháng 5 vừa qua, nhà thầu NEC đã kết nối thành công tuyến cáp quang biển AAE-1 tới Vũng Tàu, dưới sự hỗ trợ của các nhà mạng trong nước.
Tại Việt Nam, Viettel sẽ là doanh nghiệp duy nhất chủ trì trạm cập bờ tuyến cáp AAE-1 tại Vũng Tàu với vốn đầu tư 50 triệu USD (VNPT đầu tư 10 triệu USD). Viettel sở hữu tổng dung lượng lên tới 2 Tb/s trên tuyến cáp biển AAE-1.
Khi đưa vào hoạt động, tuyến cáp này sẽ góp phần quan trọng vào hạ tầng kết nối quốc tế của Việt Nam, đảm bảo an ninh thông tin quốc gia và đảm bảo thông tin liên lạc của người Việt với thế giới không bị gián đoạn.
AAE-1 (Asia-Africa-Europe 1) là tuyến cáp quang biển kết nối 3 khu vực Á - Phi - Âu với tổng chiều dài 23.000 km. Tổng vốn đầu tư của tuyến cáp này là 820 triệu USD, với sự tham gia góp vốn của 20 đối tác tại 18 quốc gia, vốn là các công ty viễn thông hàng đầu tại các nước nó đi qua.
Việt Nam hiện tham gia vận hành 3 tuyến cáp quang biển gồm SMW-3 (tổng dung lượng 320 Gb/s, nối liền Việt Nam với hơn 30 nước, cập bờ tại Đà Nẵng), AAG (tổng dung lượng 29,5 Tb/s, cập bờ Việt Nam tại Vũng Tàu) và tuyến APG (dung lượng thiết kế 43,8 Tb/s, cập bờ tại Đà Nẵng).
Trong đó, AAG là tuyến cáp duy nhất kết nối trực tiếp từ Việt Nam đến Hoa Kỳ - nơi đặt máy chủ của nhiều dịch vụ lớn, được nhiều người sử dụng như Facebook, Gmail, YouTube. Do đó, khi tuyến cáp AAG bị đứt hoặc vào giai đoạn bảo trì, người dùng thường gặp nhiều khó khăn trong việc truy cập các dịch vụ nói trên.
Theo Zing
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?