Sau 100 năm truy tìm, hình ảnh đầu tiên của mực khổng lồ còn sống cuối cùng cũng được quay lại
Sau một thế kỷ, loài sinh vật huyền thoại này cuối cùng đã chịu lộ diện – sống động và rực rỡ giữa lòng đại dương.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một cá thể mực khổng lồ (colossal squid) đã được quay phim khi còn sống trong môi trường tự nhiên, thay vì bị phát hiện đã chết dạt vào bờ hay trong dạ dày cá nhà táng.
Sinh vật đặc biệt này được ghi hình vào ngày 9 tháng 3 ở độ sâu 600 mét, tại vùng biển phía nam Đại Tây Dương, gần quần đảo South Sandwich. Các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu Falkor (too) thuộc Viện Hải dương Schmidt đã sử dụng thiết bị điều khiển từ xa (ROV) để ghi lại khoảnh khắc hiếm có. Và kết quả đã khiến giới chuyên môn vô cùng phấn khích.

Hình ảnh mực khổng lồ được ghi hình vào ngày 9 tháng 3 ở độ sâu 600 mét, tại vùng biển phía nam Đại Tây Dương, gần quần đảo South Sandwich.
"Thật tuyệt khi lần đầu tiên chúng ta có thể thấy được hình ảnh của một con mực khổng lồ ngoài tự nhiên. Và cũng thật khiêm nhường khi nghĩ rằng loài này không hề biết đến sự tồn tại của con người," tiến sĩ Kat Bolstad, chuyên gia về động vật thân mềm tại Đại học Công nghệ Auckland chia sẻ. Bà là người đã hỗ trợ xác định chính xác danh tính của cá thể trong đoạn video.
Trong suốt thế kỷ qua, loài mực khổng lồ Mesonychoteuthis hamiltoni này gần như chỉ được biết đến qua xác chết dạt vào bờ hoặc những phần cơ thể còn sót lại trong dạ dày cá nhà táng và chim biển. Hầu hết vòng đời và hành vi của loài này vẫn còn là điều bí ẩn.
Cá thể vừa được ghi hình là một con mực non, chỉ dài khoảng 30 cm, thân gần như trong suốt. Tuy nhiên, khi trưởng thành, mực khổng lồ có thể đạt chiều dài tới 7 mét và nặng tới 500 kg - khiến chúng trở thành loài không xương sống nặng nhất từng được biết đến. Dù mực khổng lồ không dài bằng loài mực khổng lồ Architeuthis dux (có thể dài tới 13 mét), chúng lại vượt trội về khối lượng.
Một điểm đặc biệt giúp các chuyên gia xác định đây đúng là mực khổng lồ là sự xuất hiện của móc đặc trưng nằm ở giữa các xúc tu, một đặc điểm giúp phân biệt với các loài mực thủy tinh khác.
Tiến sĩ Michelle Taylor từ Đại học Essex, trưởng nhóm khảo sát thuộc dự án Ocean Census của Quỹ Nippon và tổ chức Nekton, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi hình trực tiếp và xác nhận danh tính từ xa qua hệ thống viễn hiện diện trên biển: "Khả năng phối hợp từ xa giữa các chuyên gia trong mạng lưới khoa học quốc tế giúp chúng tôi đẩy nhanh quá trình phát hiện loài mới và chia sẻ với cộng đồng khoa học toàn cầu gần như theo thời gian thực."
Điều thú vị là phát hiện lần này trùng hợp với dịp kỷ niệm 100 năm ngày loài mực khổng lồ được đặt tên chính thức. Năm 1925, các phần thi thể kỳ lạ được tìm thấy trong dạ dày một con cá nhà táng gần quần đảo Shetland đã được gửi về Bảo tàng Anh, nơi các nhà khoa học xác định đây là một loài hoàn toàn mới: Mesonychoteuthis hamiltoni.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Dù mất từ năm 1955, nhưng cả thế giới công nghệ hiện đại vẫn đang vận hành dựa trên những điều mà Albert Einstein từng nghĩ ra!
Ngày 18 tháng 4 năm 1955, tại bệnh viện Princeton ở tiểu bang New Jersey (Hoa Kỳ), Albert Einstein – nhà vật lý vĩ đại nhất của thế kỷ 20 – trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 76.
Trải nghiệm MacBook Air M4: chiếc Air mạnh nhất và có thể là laptop đáng mua nhất của Apple hiện nay