Liên tiếp trong vòng 8 tháng qua, các tài xế của Uber đã "từ chối khéo" với những người không may khiếm khuyết.
Không may gặp phải một tai nạn vào năm 5 tuổi, 25 năm sau đó, cuộc sống của cô gái có tên Kristin Parisi đã gắn liền với chiếc xe lăn. Với nghị lực vượt lên chính mình, giờ đây cô gái đã có thể tự đi lại và làm việc như những người bình thường.
Những tưởng câu chuyện là một người khiếm khuyết đã nguôi đi phần nào trong cô, tuy nhiên, vào một chiều mưa tháng 4, khi Parisi bắt một chiếc xe Uber, tài xế đã một mực khẳng định cô không thể sử dụng dịch vụ này. Lý do mà lái xe Uber đưa ra đó là chiếc xe lăn của cô không thể vào được ô tô.
Sau một hồi cự cãi, cô đành hậm hực và bắt một chiếc taxi khác. Sẽ là không đáng nói, nếu 2 tuần sau đó, cũng chính một tài xế Uber lại tiếp tục cương quyết không cho cô vào xe với lý do tương tự. Nhưng lần này, Parisi đã nhanh chóng đặt chiếc xe lăn vào phía sau và tự mình lên taxi.
Không đồng tình với nữ khách hàng, lái xe Uber đã liên tục phàn nàn về hành động của cô gái. Tất nhiên, tới cuối chặng đường, Parisi đã thẳng thán nói với người tài xế kia rằng: "Đây không còn lại việc phản hồi tốt hay xấu, mà hành động của anh là trái pháp luật!"
Nói về nước Mỹ, vào năm 1990, Hội người khuyết tật Mỹ từng đưa ra một bộ luật nhằm đảo bảo quyền lợi cũng như ngăn chặn phân biệt đối xử với những người khiếm khuyết. Trong đó, người khuyết tật có quyền được phục vụ bình đẳng khi sử dụng các dịch vụ vận tải nếu xe lăn của họ phù hợp với xe ô tô.
Thế nhưng, có vẻ như Uber đang khơi mào "cơn giận dữ" của những người khuyết tật tại Mỹ.
Minh chứng là trong 8 tháng gần đây, các tài xế của Uber tại California, Texas và Arizona, đã liên tục "từ chối khéo" các hành khách được cho là người khuyết tật. Điều này đã khiến cho đại diện Uber phải nhẵn mặt tại các phiên tòa.
Tuy nhiên, bất chấp lại làn sóng phản đối tại cộng đồng người khuyết tật, đại diện hãng này lại thẳng thừng tuyên bố, họ không phải là công ty công nghệ và cũng chẳng kinh doanh các dịch vụ vận tải, do đó, Uber chẳng hề vi phạm bất kì đạo luật nào.
Tất nhiên, Uber vẫn hoàn lại tiền chuyến đi, kèm theo lời xin lỗi tới các khách hàng kém may mắn, đồng thời tặng cho mỗi người một chiếc thẻ quà tặng 100 USD. Cho rằng, đây là một sự xúc phạm của Uber, Parisi cho biết: "Đây quả là một dịch vụ tồi tệ. Từ khi ngồi lên chiếc xe lăn, tôi chưa bao giờ cảm thấy phẫn uất tới vậy!"
Trên thực tế, hành động của Uber và các dịch vụ tương tự như Lyft hay Sidecar được giới ngôn luật đặt tên là "khôn lỏi", khi các hãng này đồng loạt lợi dụng vào kẽ hở luật pháp nhằm từ chối phục vụ người khuyết tật. Bởi hiện vẫn chưa có một bộ luật rõ ràng quy định về hình thức kinh doanh dịch vụ đi xe chung.
Trong khi đó, chính đại diện của Uber cũng từng tuyên bố về dịch vụ của công ty này như "đem tới sự an toàn cho hành khách, bảo vệ quyền lợi cho tất cả khách hàng bao gồm cả người khuyết tật, là một hình thức giao thông thuận tiện cho mọi cá nhân".
Chia sẻ về hành động khiếm nhã từ Uber, chuyên gia phân tích Marilyn Golden cho rằng: "Việc từ chối những người khiếm khuyết chỉ càng làm rõ bộ mặt thật của Uber, rằng họ đang chối bỏ mọi trách nhiệm của mình với xã hội, trong khi các mô hình tương tự vẫn luôn phải tuân thủ pháp luật trong nhiều năm."
Được biết, hiện tại Uber đang phải đàm phán với Liên đoàn hội người mù California trong một vụ kiện vào tháng 9 năm ngoái. Theo đó, Uber bị cáo buộc "vi phạm quyền dân sự có hệ thống" với hơn 40 trường hợp người mù bị khước từ dịch vụ này, chỉ vì khách hàng đem theo những chú chó chỉ đường.
Về phía Uber, công ty vẫn cương quyết chối bỏ trách nhiệm của mình khi cho rằng, họ chỉ kinh doanh dịch vụ đi chung và không phải công ty vận tải. Thêm vào đó, Uber cũng định nghĩa các tài xế của mình là những nhà thầu độc lập, do đó, Uber hoàn toàn không có quyền kiểm soát các lái xe.
Nhận thấy sự thiếu minh bạch trong cách vận hành của Uber, các thẩm phán tại California đã yêu cầu công ty này phải thực hiện một khóa huấn luận với các tài xế của mình, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật, trong thời gian bộ luật mới được ra đời.
Đáp lại giới chức trách, Uber lại đưa ra một khóa tập huấn dưới hình thức "tự nguyện" và tỏ ra "nhởn nhơ" với pháp luật. Họ cho rằng các tài xế có nghĩa vụ phải tham gia khóa tập huấn này, nếu không muốn phải nhận các biên bản phạt hành chính, hoặc thậm chí là tước giấy phép hành nghề.
Thế nhưng, về phía Uber, công ty này vẫn khẳng định "chưa thuộc thẩm quyền" xử lý của bộ luật dành cho Hội người khuyết tật Mỹ bởi hiện vụ kiện vẫn trong quá trình xét xử.
Nhìn chung, các quốc gia có sự xuất hiện của dịch vụ Uber trên thế giới đã liên tục phải vật lộn với khái niệm gọi là "ngoài vòng pháp luật" khi đây được xem là một hình thức kinh doanh mới và chưa có luật định rõ ràng. Không thể phủ nhận, hình thức kinh doanh của những Uber hay Lyft là rất hiệu quả, nhưng về lâu về dài, đây sẽ là chủ đề của những cuộc tranh luận nóng trong tương lai.
Do đó, các chuyên gia vẫn lo ngại về một tương lai những dịch vụ như Uber sẽ "nhờn luật". Về phía những người khuyết tật, chị Angela Wrigglesworth chia sẻ: "Tôi luôn mong muốn được sử dụng những dịch vụ đi xe chung kiểu Uber, nhưng cách mà công ty này đùn đẩy trách nhiệm của mình thì thật khó chấp nhận."
Tất nhiên, nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu của Uber, Lyft hay Sidecar, các nhà lập pháp hiện đang kêu gọi về một dự luật nhằm đưa các hình thức đi chung xe trở thành một dịch vụ vận tải, đồng thời, yêu cầu các công ty này phải đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật hoặc có dịch vụ riêng dành cho đối tượng khách hàng này.
Được biết, trong năm ngoái, Uber cũng từng tung UberWAV nhằm cung cấp những chiếc xe ô tô có thể chưa xe lăn, hay một dịch vụ gọi là UberASSIST có những lái xe đã được huấn luyện đặc biệt để giúp người già và người khuyết tật, đang trong giai đoạn phổ biến trên toàn nước Mỹ.
Thế nhưng, với việc tung ra các dịch vụ riêng biệt dành cho người khuyết tật, các chuyên gia cho rằng, hành động này sẽ càng khiến tình hình trở nên căng thẳng, khi những người kém may mắn sẽ luôn có cảm giác bị phân biệt.
Ở một chiều hướng khác, cũng xuất hiện nhiều ý kiến ủng hộ với quan điểm của Uber, bởi việc tạo ra các dịch vụ chuyên biệt dành cho đối tương khách hàng là người khiếm khuyết sẽ giúp họ được phục vụ tốt hơn. Rõ ràng, dù đưa ra thêm bất kì dịch vụ nào trong năm nay, điều đầu tiên mà Uber cần làm đó là hãy lên tiếng xin lỗi những người kém may mắn!
Tham khảo: thedailybeast
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Định dùng Galaxy S24 Ultra trước mặt Tim Cook, YouTuber nổi tiếng MKBHD bị Apple "nhắc khéo"
MKBHD không phải người đầu tiên cố gắng làm điều này.
Màn hồi sinh đầy ngờ vực của Flappy Bird