Tờ Korea Times của Hàn Quốc dẫn lời nguồn tin cho biết Apple và Samsung đang bắt đầu thảo luận về phương án “đình chiến” trên mặt trận pháp lý.
Theo nguồn tin, vấn đề lớn nhất giữa hai bên là làm thế nào để bãi bỏ mọi vụ kiện đang diễn ra. Họ cũng cho biết phán quyết gần đây tại Mỹ trong đó Apple vi phạm một số bản quyền của Samsung đã khiến cuộc nói chuyện trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra, cần có thời gian để hai công ty thỏa thuận các chi tiết khác như chi phí bản quyền của mỗi bên trước khi đạt được tiếng nói chung cuối cùng.
Thông tin được Korea Times đưa ra chỉ vài ngày sau khi Apple và Google đồng ý xóa bỏ mọi tranh chấp bản quyền, khép lại cuộc chiến kiện tụng tốn kém bắt đầu từ năm 2010. Google cũng giúp đỡ Samsung khá nhiều tại tòa án, thậm chí còn hứa hẹn sẽ gánh một phần tổn thất trong trường hợp hãng điện tử Hàn Quốc chịu phạt nặng từ tòa trong vụ kiện với Apple.
Florian Mueller, một chuyên gia về tài sản trí tuệ, lạc quan thỏa thuận của Apple - Samsung có thể kết thúc vào mùa hè này. Theo ông, quyết định “đình chiến” với Google là dấu hiệu cho thấy Apple muốn quay lưng lại với tham vọng “chiến tranh hạt nhân” của cố Tổng Giám đốc Steve Jobs. Nói về điều kiện tiên quyết để đạt được thỏa thuận, chuyên gia người Đức trả lời: “Tôi tin rằng khoản thanh toán một lần của Samsung cho Apple vì những vi phạm trong quá khứ tại Mỹ là hợp lý”.
Tuy nhiên, cũng như thỏa thuận “ngừng bắn” với Google, Apple và Samsung có thể không cấp quyền sử dụng chéo bản quyền.
Ông nhấn mạnh đã đến lúc Apple nhận ra theo đuổi kiện tụng không giúp ích gì cho công ty trong việc gặt hái mục tiêu chiến lược như giành thị phần. Nó không ảnh hưởng là bao đến uy tín của Samsung mà chỉ làm lãng phí thời gian, tiền bạc.
Theo Du Lam
ICTNews/Korea Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"