Sau khi được "bán tống bán tháo", chiếc iPhone của bạn sẽ đi về nơi xa như thế này đây
Đã bao giờ bạn tự hỏi chiếc iPhone mà mình từng "nâng như nâng trứng" sẽ "qua đời" như thế nào chưa?
Tại một nhà máy chuyên dụng tại Hong Kong với an ninh được thắt chặt 24/7, những chiếc iPhone đang được "phá hủy" một cách tỉ mỉ và kĩ càng. Nhà máy này là một trong số rất nhiều nhà máy được lựa chọn bởi Apple cho công đoạn "nghiền nát" những chiếc smartphone con cưng của mình. Cũng giống như quá trình sản xuất, việc này cũng đòi hỏi tuân theo tiêu chuẩn và độ bảo mật thông tin rất cao.
Tính tới tháng 7 năm nay, Apple đã bán được chiếc iPhone thứ 1 tỷ. Ngay bản thân Apple cũng không biết hiện có bao nhiêu chiếc iPhone đang có ngoài thực tế - trên tay người dùng đầu tiên, thứ hai, ba hay thậm chí thứ tư hoặc đơn giản là đã bị để quên trong một ngăn bàn. Dù vậy, nhiệm vụ của họ là đảm bảo số iPhone bị vứt ra bãi rác là ít nhất.
Trong khi các thương hiệu lớn như HP, Huawei, Amazon hay Microsoft đều có các quy trình tái chế sản phẩm chi tiết, Apple được đánh giá là nhà sản xuất chú tâm và dành nhiều đầu tư nhất cho hoạt động này. Theo đánh giá của giới chuyên môn, "tiêu chuẩn" tái chế đặt ra cho các nhà sản xuất là tái chế được 70% số lượng thiết bị mà họ sản xuất bảy năm trước (theo khối lượng), trong khi đó con số mà Apple đạt được lên tới 85%. Trong năm 2014, Apple cho biết họ đã thu hồi được 40.000 tấn rác thải điện tử, cung cấp đủ thép để xây 100 dặm đường ray xe lửa.
Quy trình thu hồi và tái chế iPhone của Apple bắt đầu bằng việc hàng trăm Apple Store (hoặc trực tuyến) tung ra chương trình trao quà tặng khi khách hàng bán lại thiết bị cũ. Sau khi kiểm tra nhanh, nhân viên Apple sẽ quyết định xem hãng sẽ mua lại hoặc yêu cầu tiêu hủy miễn phí. Ở Mỹ, mức tiền mà người dùng nhận được khi đem bán một chiếc iPhone 4 còn hoạt động là 100 USD trong khi đó iPhone 6 Plus cũ có thể có giá 350 USD. Sau đó, Apple sẽ kiểm tra kĩ hơn để xem thiết bị cũ này có thể đem sửa, bán lại hay đem đi hủy trực tiếp. Nếu không thể sử dụng này, máy sẽ được đem đi hủy và quy trình này giống hệt quy trình sản xuất iPhone, chỉ có điều nó... ngược lại.
Được biết, quá trình hủy iPhone được tiến hành trong điều kiện nghiêm ngặt, đảm bảo 100% khói và hóa chất độc hại không lọt ra ngoài đồng thời có thể có 10 bước nhỏ, trong đó có xóa bộ nhớ và loại bỏ logo. Trong khi một số hãng sản xuất có thể tái sử dụng một số linh kiện như chip để thay thế cho các sản phẩm khác thì phương án Apple lựa chọn là hủy toàn bộ.
Đối tác hủy iPhone của Apple cho biết, Apple chọn cách nghiền nát những chiếc iPhone của mình để tránh việc ác sản phẩm hàng nhái có thể xuất hiện. Trong tương lai, Apple cũng vạch ra một số phương án tái sử dụng các linh kiện còn tốt, tuy nhiên đến nay Apple chưa từng chia sẻ cụ thể về điều này.
Theo Trí thức trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI