Sau khi chính quyền Mỹ ban hành lệnh cấm, TikTok đã gửi thông báo phản hồi chia sẻ trên trang blog của mình, dọa sẽ kiện lại vì tin rằng những lệnh cấm là hoàn toàn vô căn cứ.
Theo 9to5Mac, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có những quyết định cứng rắn và "ngày càng đi xa" trong việc tẩy chay các phần mềm ứng dụng của Trung Quốc. Sau khi chính quyền tuyên bố ban hành lệnh cấm, TikTok đã lên tiếng chính thức về tính pháp lý của nó và họ cho rằng lệnh cấm này là bất hợp pháp.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ban lệnh cấm WeChat và TikTok.
Đại diện của công ty tuyên bố rằng, họ bị "sốc" thực sự sau khi nhận lệnh cấm, vì đó là điều "trái pháp luật".
Nội dung phát biểu của đại diện TikTok được đưa ra vào ngày 7/8:
"Chúng tôi thực sự sốc vì lệnh cấm này. Nó được ban hành một cách vô căn cứ. Gần 1 năm qua, chúng tôi đã tìm mọi cách để hợp tác bằng thiện chí, cố gắng đưa ra giải đáp mang tính xây dựng cho những lo ngại của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, những gì hiện nay chúng tôi đang đối mặt là việc chính quyền không chú ý đến sự thật, đưa ra các điều khoản thỏa thuận mà không thông qua các tiêu chuẩn quy trình pháp lý, hay cố tình can thiệp vào buổi đàm phán của các doanh nghiệp tư nhân.
Đã, đang và sẽ tiếp tục tồn tại việc không theo quy trình, cũng như không tuân thủ pháp luật. Văn bản lệnh cấm dựa trên những "báo cáo" không tiêu đề, không được trích dẫn, những lo ngại về ứng dụng "có thể" sử dụng cho các chiến dịch truyền thông sai lệch, mà không hề có bằng chứng.
Lệnh cấm này có nguy cơ làm 'xói mòn' lòng tin của các doanh nghiệp toàn cầu vào lời cam kết của Mỹ, vào pháp quyền, chúng đóng vai trò như viên nam châm thu hút đầu tư và đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. Ngoài ra, nó còn tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho khái niệm tự do ngôn luận và thị trường mở. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi các biện pháp mà chúng tôi đang có, để đảm bảo rằng nguyên tắc pháp luật không bị loại bỏ và công ty của chúng tôi cũng như khách hàng của chúng tôi được đối xử công bằng, nếu không phải chính quyền, thì sẽ là các tòa án Mỹ".
TikTok khẳng định không chia sẻ dữ liệu với chính quyền Trung Quốc
"Chúng tôi đã làm rõ ràng trong việc TikTok không bao giờ chia sẻ dữ liệu thông tin người dùng với chính quyền Trung Quốc cũng như kiểm duyệt nội dung theo yêu cầu của họ. Thực tế thì chúng tôi cung cấp các nguyên tắc kiểm duyệt và mã nguồn thuật toán của mình trong Trung tâm minh bạch, đó là trách nhiệm mà không phải công ty nào cũng làm", theo nội dung chia sẻ từ TikTok.
Lệnh cấm của ngày 6/8 đã tạo áp lực lên TikTok phải chấp nhận bán mình cho Microsoft với điều khoản kỳ quặc: Tổng thống Trump đề nghị để Bộ Tài chính Mỹ thực hiện thanh toán việc mua bán này.
Chính quyền Trung Quốc cũng đưa ra những chính sách trả đũa nhằm vào Mỹ, kể cả trước khi tổng thống Trump đã thêm dầu vào lửa với kế hoạch xóa toàn bộ ứng dụng Trung Quốc trên App Store của Mỹ.
TikTok cũng đăng chia sẻ lên Twitter để "nói bóng nói gió" về vụ Instagram bắt chước làm ứng dụng chia sẻ video ngắn giống họ. Việc này cũng gặp tương tự tại Ấn Độ sau khi TikTok bị cấm, các nhà phát triển nước này đã cho ra mắt một loạt ứng dụng chia sẻ video ngắn giống hệt TikTok .
"Ô... sao giống thế" - Dòng Tweet của TikTok.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel chìm trong khó khăn, buộc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu, đề xuất cả một thương vụ sáp nhập "không tưởng"
Để giải cứu Intel, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn nghiên cứu về đề xuất sáp nhập với đại kình địch AMD.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương