Sau nhiều năm được tung hô như một hiện tượng mang tính cách mạng, những gì 'Nền kinh tế chia sẻ' còn lại bây giờ là các công ty thua lỗ, phá sản và vô số tranh cãi không hồi kết

    Vân Đàm, Theo Trí Thức Trẻ 

    Những công ty điển hình cho nền kinh tế chia sẻ như Uber, Lyft hay Washio hiện giờ kẻ gặp khó khăn, người đã phá sản, rất ít sống sót và có lãi.

    "The Sharing Economy" hay còn gọi là "Nền kinh tế chia sẻ" là thuật ngữ phổ biến những năm gần đây. Bản thân cụm từ này khi đọc lên đã bao hàm một ý nghĩa vô cùng ấm áp. Cứ thử nghĩ nếu như trong kinh doanh bình thường mọi thứ được thuê, mua sòng phẳng thì trong nền kinh tế chia sẻ, mọi người cộng tác, tạo điều kiện, xây dựng lòng tin lẫn nhau.

    Những đơn vị đi đầu theo hình thức này gồm Uber, Airbnb cung cấp cho mọi người cách dễ dàng và rẻ hơn để mua những sản phẩm và dịch vụ mà những người khác không sử dụng hoặc còn thừa.

    Những người ủng hộ các công ty theo mô hình này thì nói rằng chúng mang lại lợi ích xã hội như xây dựng động cộng và giảm sự bất bình đẳng. Những người hoài nghi thì dự đoán rằng sự xuất hiện của những công ty như vậy đẩy mức lương thấp hơn, chi phí nhà ở tăng cao và hủy hoại sức khỏe cũng như những quy tắc về an toàn, gây ra những vụ quấy rối tình dục đối với phụ nữ.

    Một tiêu đề bài báo xuất hiện trên tờ Harvard Business Review vào năm 2015 có viết như sau: "Nền kinh tế chia sẻ nhưng thực ra lại chẳng phải chia sẻ".

    Hiện trạng

    Sau nhiều năm, phe thắng, bại đã dần lộ diện rõ ràng. Những người thắng cuộc có thể tạm kể đến như công ty gọi xe Uber, Lyft và Didi Chuxing hay Airbnb. Trong khi đó nhiều ý tưởng có phần điên điên hơn thì hoàn toàn biến mất. Những công ty rao đồ ăn như Maple, Sprig và SpoonRocket đã sụp đổ còn công ty dịch vụ giặt đồ theo yêu cầu Washio cũng đã phải đóng cửa.

    Trên thực tế, những công ty thành công hơn (mặc dù làm ăn thua lỗ) cuối cùng cũng không hẳn là "nền kinh tế chia sẻ" nữa. Uber đã thừa nhận rằng có đến một nửa tài xế của Uber là các lái xe chuyên nghiệp toàn thời gian.

    Về khía cạnh huy động vốn, nền kinh tế chia sẻ đạt thời kỳ đỉnh cao vào khoảng quý 3 năm 2015. Năm đó, các nhà đầu tư rót khoảng 8,3 tỷ USD vào nền kinh tế theo yêu cầu.

    Dẫn đầu vẫn là Uber khi họ huy động được tới hơn 15 tỷ USD. Mặc cho khủng hoảng, công ty này vẫn tạo ra được 20 tỷ số lượng chuyến đặt xe vào năm ngoái, tiếp tục dẫn đầu thị trường. Hiện họ đã có CEO mới là Dara Khosrowshahi – cựu CEO Expedia được kỳ vọng sẽ giúp công ty thoát khỏi những khủng hoảng ở thời điểm hiện tại.

    Sau nhiều năm được tung hô như một hiện tượng mang tính cách mạng, những gì Nền kinh tế chia sẻ còn lại bây giờ là các công ty thua lỗ, phá sản và vô số tranh cãi không hồi kết - Ảnh 1.

    Bối cảnh

    Quan điểm cho rằng thực trạng "chia sẻ" tạo ra một nền kinh tế riêng biệt bắt đầu xuất hiện trên một tạp chí chuyên ngành vào năm 1978 có tên "Cấu trúc cộng đồng và hợp tác tiêu dùng" về chia sẻ xe ô tô. Vậy hiện nay "nền kinh tế chia sẻ" có gì mới? Có lẽ là điện thoại thông minh. Nền kinh tế chia sẻ hiện nay bắt đầu từ năm 2008 khi Apple giới thiệu kho ứng dụng App Store. Đột nhiên, mọi thứ trở nên dễ dàng khi có thể tìm đến các đối tác kinh doanh chỉ trong vài phút. TaskRabbit – được thành lập ngay trong năm đó trở thành công ty theo mô hình nền kinh tế chia sẻ sớm nhất, kết nối mọi người tìm kiếm việc với những người khác.

    Sau đó nó mở rộng sang những mảng khác như điện toán đám mây và kinh tế, thu hút nhiều người làm việc hơn kể từ sau khủng hoảng. Với điện thoại thông minh, sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết đối với các công ty để quản lý lực lượng lao động sử dụng bản đồ, logistic và phần mềm hệ thống đánh giá.

    Sau nhiều năm được tung hô như một hiện tượng mang tính cách mạng, những gì Nền kinh tế chia sẻ còn lại bây giờ là các công ty thua lỗ, phá sản và vô số tranh cãi không hồi kết - Ảnh 2.

    Những tranh luận

    Phía người phản đối nói rằng nền kinh tế chia sẻ tạo ra những "người lao động nghèo khổ" – không có quyền lợi về bảo hiểm sức khỏe, bảo đảm công việc và những giao dịch ngang hàng sẽ làm gia tăng bất bình đẳng.

    Tại những thành phố lớn là một ví dụ, quá nhiều căn hộ được sử dụng "chia sẻ" khiến nguồn cung cho những người có nhu cầu thuê dài hạn giảm mạnh, gây ra tình trạng tồi tệ trên thị trường nhà ở và giá bắt đầu tăng.

    Những đối thủ cạnh tranh truyền thống như khách sạn, hãng taxi thì tố cáo rằng các startup ở thung lũng Silicon sử dụng nguồn vốn khổng lồ huy động được, trợ giá, tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng.

    Điều đó hoàn toàn đúng với trường hợp của Uber – công ty thua lỗ tới 2,8 tỷ USD, chưa kể tới mảng hoạt động tại Trung Quốc vào năm 2016. Trường hợp công ty chia sẻ hiếm hoi là Airbnb thì đã có lãi.

    Các công ty chia sẻ đã giúp những người nghèo dễ dàng kiếm thêm những khoản thu nhập mới. Ví dụ một công nhân xây dựng vẫn có thể kiếm thêm thu nhập nếu nhà họ có một căn phòng trống và có thể cho thuê.

    Còn khi ngoại giao với các đơn vị chức năng, quản lý, các công ty này cũng chẳng khác gì những doanh nghiệp bình thường. Airbnb đã giàn xếp một vụ kiện với chính quyền San Francisco và đồng ý đăng ký tên những chủ hộ cho thuê nhà trên cơ sở dữ liệu của bang. Trong khi đó, các tài xế Uber chịu sự quản lý khá gắt gao tại New York và London.

    Mặt khác, những thỏa thuận như vụ sáp nhập của Uber vào Didi ở Trung Quốc hay thương vụ bán Yandex tại Nga đã làm dấy lên những câu hỏi xung quanh việc liệu một phần của nền kinh tế trong tương lai có thể trở thành những đơn vị độc quyền chia sẻ hay không.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ