Sau Tam Mao TV, kênh YouTube của PewPew có nguy cơ “bay màu”, những ai làm sáng tạo nội dung cần cảnh giác với hành vi chiếm đoạt tinh vi này!

    Huỳnh Phương, Tri thức trẻ 

    Điều đáng nói là những đối tượng này có khả năng “đánh bay” kênh YouTube chính chủ một cách hoàn toàn hợp pháp.

    Sau Tam Mao TV, kênh YouTube của PewPew có nguy cơ “bay màu”, những ai làm sáng tạo nội dung cần cảnh giác với hành vi chiếm đoạt tinh vi này! - Ảnh 1.

    Vào chiều ngày 1/7, trên fanpage chính thức của mình, PewPew đã có một vài lời chia sẻ về việc có một ai đó đăng ký tên thương hiệu của anh (PewPew) lên Cục Sở hữu Trí tuệ. Cùng với đó là nhiều ẩn ý như ngầm thông báo rằng, rất có thể, anh sẽ không còn là PewPew nữa.

    Sau Tam Mao TV, kênh YouTube của PewPew có nguy cơ “bay màu”, những ai làm sáng tạo nội dung cần cảnh giác với hành vi chiếm đoạt tinh vi này! - Ảnh 2.

    Chia sẻ của PewPew trên Facebook

    Qua tra cứu, chúng mình biết phát hiện ra đã có một công ty có tên là A** đã tiến hành nộp đơn đăng ký tên nhãn hiệu "PEWPEW" vào ngày 2/3/2021. Nhóm sản phẩm/dịch vụ được công ty này đăng ký thuộc nhóm 41, tức là các dịch vụ giải trí. Nếu đơn đăng ký này được cục Sở hữu Trí tuệ chấp thuận, ông hoàng streamer có thể sẽ mất hoàn toàn quyền sử dụng thương hiệu PewPew cho các hoạt động cung cấp các dịch vụ giải trí thông qua việc đăng tải nội dung trên các trang mạng xã hội bao gồm Facebook, Instagram, Zalo và đặc biệt là YouTube.

    Sau Tam Mao TV, kênh YouTube của PewPew có nguy cơ “bay màu”, những ai làm sáng tạo nội dung cần cảnh giác với hành vi chiếm đoạt tinh vi này! - Ảnh 3.

    Thông tin nhãn hiệu "PewPew" đã bị đăng ký tại website của cục Sở hữu trí tuệ

    Đây là lý do vì sao những dòng tự sự kể trên lại xuất hiện trên fanpage của PewPew, kênh YouTube của anh, có nguy cơ bị xóa bỏ!

    Sau Tam Mao TV, kênh YouTube của PewPew có nguy cơ “bay màu”, những ai làm sáng tạo nội dung cần cảnh giác với hành vi chiếm đoạt tinh vi này! - Ảnh 4.

    Kênh YouTube với 3,62 triệu subscribers của PewPew

    Diễn biến vụ việc này làm nhiều người liên tưởng tới sự kiện kênh Tam Mao TV cũng bị một đơn vị khác khởi kiện và đòi hạ kênh YouTube vì sử dụng tên kênh vi phạm bản quyền thương hiệu đã được đăng ký sở hữu trí tuệ trước đó.

    Cụ thể, vào ngày 27/4/2021, Tam Mao TV nhận được một email từ YouTube thông báo về việc nhận được một khiếu nại về nhãn hiệu liên quan đến kênh và yêu cầu đại diện của Tam Mao TV nhanh chóng liên hệ với bên nắm bản quyền nếu không sẽ vô hiệu hóa hoàn toàn kênh YouTube này.

    Sau Tam Mao TV, kênh YouTube của PewPew có nguy cơ “bay màu”, những ai làm sáng tạo nội dung cần cảnh giác với hành vi chiếm đoạt tinh vi này! - Ảnh 5.
    Sau Tam Mao TV, kênh YouTube của PewPew có nguy cơ “bay màu”, những ai làm sáng tạo nội dung cần cảnh giác với hành vi chiếm đoạt tinh vi này! - Ảnh 6.

    Nội dung email YouTube gửi Tam Mao TV vào ngày 27/4 vừa qua

    Sau quá trình tìm hiểu, Tam Mao TV phát hiện ra, vào ngày 8/4/2019, "Tam Mao TV" đã được một công ty khác đăng ký bản quyền nhãn hiệu và có lẽ chính những đối tượng kể trên giờ đây đã quyết định kiện ngược chủ sở hữu.

    Theo chia sẻ của anh Lê Mạnh Cường, chủ kênh Tam Mao TV thì người đại diện pháp lý của đơn vị đang sở hữu bản quyền nhãn hiệu "Tam Mao TV" - Công ty Truyền thông và Công nghệ AS*, đã có những hành vi rất đáng ngờ khi được hỏi về hướng giải quyết vấn đề. Theo anh này, vị luật sư đại diện cho công ty AS* có hành vi đòi "tiền chuộc" đối với thương hiệu "Tam Mao TV".

    Sau Tam Mao TV, kênh YouTube của PewPew có nguy cơ “bay màu”, những ai làm sáng tạo nội dung cần cảnh giác với hành vi chiếm đoạt tinh vi này! - Ảnh 7.

    Kênh YouTube Tam Mao TV

    Tuy nhiên, chủ kênh Tam Mao TV tuyên bố sẽ không nhượng bộ và sẽ tiếp tục đấu tranh nhằm giành lại quyền sở hữu đối với thương hiệu này.

    Sau Tam Mao TV, kênh YouTube của PewPew có nguy cơ “bay màu”, những ai làm sáng tạo nội dung cần cảnh giác với hành vi chiếm đoạt tinh vi này! - Ảnh 8.

    Đối với PewPew, anh vẫn còn cơ hội

    Xét về phương thức, có thể thấy sự tương đồng đáng kể giữa 2 vụ việc. Nhưng ở trường hợp của PewPew, mọi sự vẫn còn có thể cứu vãn được vì đơn đăng ký nhãn hiệu của công ty A** vẫn chưa được cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt. Do đó, ông hoàng streamer vẫn có khả năng giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu "PewPew" nếu thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết.

    Vậy đối với các YouTuber, họ có thể làm gì để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình? Hãy nghĩ ngay đến việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu vơi cụ Sở hữu trí tuệ càng sớm càng tốt, để tránh các tranh chấp về bản quyền có thể phát sinh trong tương lai.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ