Sau trận "bão táp mưa sa", những "chiến thần" một thời của Thung lũng Silicon đi đâu, về đâu?
Từng làm cho những ông lớn công nghệ, giờ họ muốn được yên ổn hơn.
- Cụ ông 90 tuổi chống gậy cầm lái VinFast VF 8: ‘Công nghệ như xe Mỹ, vỏ chắc hơn xe Nhật, cách làm thị trường thông minh, khác kiểu Nhật, Hàn’
- Trung Quốc thử nghiệm công nghệ AI 'phá vỡ quy tắc' trên vũ trụ
- Chỉ vì một tin đồn, Samsung đã làm chấn động nhân viên của Google
- Chuyện lạ khó tin: Khi phần đông thế giới lao đao vì khủng hoảng, Facebook, Google, Apple… lại ngày càng “phát phì” vì hưởng lợi lớn từ các gói cứu trợ
Đối với nhiều kỹ sư và nhân viên công nghệ, có được một công việc tại một trong những công ty công nghệ nổi tiếng nhất trong ngành chính là sự bền vững nhất trong sự nghiệp của họ.
Thế nhưng, giờ đây, nhiều cựu chiến binh ở Thung lũng Silicon đang hướng đến những con đường mới cách xa những gã khổng lồ công nghệ. Họ coi trọng sự ổn định sau cơn bão sa thải và muốn được công nhận giá trị cá nhân hơn.
Những nhân viên công nghệ bị sa thải đang tìm việc làm tại các công ty vừa và nhỏ, đảm nhận vai trò công nghệ tại các công ty phi công nghệ và trở thành chuyên gia tư vấn tự do. Đó là một sự kết hợp độc đáo, ít nhất là đối với một nhóm người từng có nhiều lựa chọn làm việc cho những tên tuổi trong lĩnh vực công nghệ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh việc sa thải cứ xảy ra hết đợt này đến đợt khác và sự xuất hiện của các tin tuyển dụng ma khiến các nhân viên công nghệ đề phòng.
Chris Rice là một đối tác của Riviera Partners - một công ty tìm kiếm giám đốc điều hành chuyên tuyển dụng nhân tài lãnh đạo trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm, quản lý sản phẩm và quản lý sản phẩm. Ông cho biết: “Phần lớn những người đã bị sa thải khỏi các công ty công nghệ lớn đang cảm thấy vỡ mộng.”
“Trước đây, mọi người có thể dành nhiều năm sự nghiệp của mình tại các công ty công nghệ lớn mà không phải lo lắng về việc sa thải nhân viên,” ông nói thêm.
Ngày nay, do tình trạng của thị trường việc làm, ngày càng có nhiều người theo đuổi các công việc công nghệ bên ngoài ngành công nghệ hoặc tại các công ty khởi nghiệp phù hợp với đam mê của họ, trong các lĩnh vực như năng lượng xanh hoặc trí tuệ nhân tạo.
Theo một phân tích về hồ sơ trực tuyến công khai của Revelio Labs Inc. - một nhà cung cấp dữ liệu nơi làm việc - tỷ lệ nhân viên công nghệ chuyển sang các ngành phi công nghệ khi thay đổi công việc bắt đầu tăng vào cuối năm ngoái sau nhiều năm giảm.
Rice cho biết việc tuyển dụng những ứng viên cấp cao từng làm việc cho những tên tuổi lớn nhất của ngành công nghệ vào các công ty vô danh dễ dàng hơn trước đây, nếu những công ty ấy có thể giúp họ “vượt qua rào cản tinh thần khi làm việc cho một nơi không có tiếng tăm”.
Tuy nhiên, các ứng viên có ý tưởng làm việc cho một công ty khởi nghiệp nhỏ có thể cần phải chuẩn bị tinh thần về việc lương sẽ bị giảm.
John Kew là một kỹ sư sống ở Seattle và làm việc tại Tableau Software. Tuy nhiên, công ty này đã được Salesforce Inc. mua lại vào năm 2019. Ông đã tự rời bỏ công việc của mình vào tháng 1 khi Salesforce trải qua một đợt cắt giảm nhân sự.
Kew nói: “Tôi nhìn thấy những người bị sa thải. Thật là hỗn loạn. Nhiều người bị sa thải là những nhân viên ưu tú. Họ làm việc rất xuất sắc và tôi tôn trọng họ rất nhiều.”
Việc chuyển sang một công ty khởi nghiệp khoa học dữ liệu giai đoạn đầu liên quan đến việc giảm 20% lương, nhưng Kew đã sẵn sàng làm việc ở một nơi nhỏ hơn, nơi ông có thể học được điều gì đó mới mỗi ngày và thấy những đóng góp của mình trong sản phẩm mà ông đang giúp công ty tạo dựng.
“Là một kỹ sư, tôi nhận được giá trị từ việc làm điều gì đó hữu ích. Đặc biệt là nếu làm việc tại một công ty lớn, thật khó để cảm nhận được điều đó,” ông nói.
Tham khảo WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?