Sau viền màn hình, cái gì trên smartphone sẽ biến mất tiếp theo?

    Gya Rados Spiderum,  

    Nhiều nhãn hàng điện thoại sau nhiều năm đã tạo nên bước đột phá cho những chiếc điện thoại không có viền màn hình, điển hình là Samsung với tôn chỉ "Khai phóng chuẩn mực điện thoại". Sau viền màn hình, cái gì trên smartphone sẽ biến mất đây?

    2017 là một năm tuyệt vời trong thiết kế smartphone, cụ thể hơn đó chính là người ta đã loại bỏ viền màn hình. Sau khi Xiaomi khởi đầu làn sóng với chiếc điện thoại Mi Mix, LG và Samsung cũng bắt tay vào việc "khai phóng" màn hình điện thoại - nếu như không muốn nhắc đến cả chiếc Essential Phone của Andy Rubin.

    Và vài tháng nữa thôi chiếc iPhone 8 (hay iPhone gì gì đó) sẽ chính thức ra mắt. Sinh nhật 10 năm tuổi của iPhone đã rộ lên tin đồn rằng viền màn hình sẽ gần như bị loại bỏ, chỉ có một dải mỏng dính ở phía trên dành cho loa và các cảm biến. Đó gần như chỉ là vấn đề thời gian khi điện thoại dần biến thành một màn hình to tướng duy nhất.

    Vậy các nhà thiết kế sẽ làm gì tiếp theo?

    Mặc dù chiếc iPhone đầu tiên đặt nền móng cho ý tưởng về một màn hình cảm ứng lớn (so với tiêu chuẩn thời bấy giờ), màn hình không viền mới thực sự là "chiếc chén thánh" của ngành sản xuất smartphone khi Google và Samsung giới thiệu chiếc Galaxy Nexus 2011.

    Đây là chiếc điện thoại đầu tiên mở đường cho nút tác vụ điều hướng ảo, trên lý thuyết sẽ cho phép nhà sản xuất thiết bị di động thiết kế chiếc điện thoại không có viền màn hình. Đó là ước mơ của sự hiệu quả tối ưu nhất: smartphone bứt phá khỏi mọi giới hạn.

    Kể từ đó, nhan nhản tại các cửa hàng điện thoại là những chiếc smartphone không có viền màn hình. Sharp đánh bại hầu hết các công ty ngày nay với vũ khí là điện thoại Aquos vào năm 2014 (thật tiếc khi nó chẳng có điểm nhấn gì cả). Và đến năm 2016, công ty đã bung ra một mẫu thiết kế với viền màn hình thậm chí nhỏ hơn thế nữa.

    Dù một số nhà sản xuất vẫn còn do dự khi giảm diện tích viền màn hình, bạn có thể đảm bảo rằng họ sẽ cho ra mắt S8 và iPhone 8 "đáng đồng tiền bát gạo" với thiết kế màn hình vô cực trong những năm tới. Điều này khiến các tín đồ của hai thương hiệu "đứng ngồi không yên" chờ đợi xem hai "ông lớn" sẽ làm gì khi đã đạt đến giới hạn.

    Sau cùng, khi các nhà thiết kế và kĩ sư không phù hợp với tạo ra những chiếc điện thoại quá khổ so với tay cầm của chúng ta, họ buộc phải tìm ra những giải pháp sáng tạo hơn. Chắc chắn, bản thân những chiếc smartphone phải trở nên khác biệt với những hình dáng và chức năng mới mẻ. Nhưng thực tế, chúng ta chỉ nhìn chăm chăm vào màn hình của chúng mà thôi. Bởi một lẽ, tính năng này quá quan trọng để có thể tồn tại đến bây giờ.

    Màn hình điện thoại rồi sẽ phải được "khai phóng". Và chúng ta biết rằng các nhà sản xuất đang cố gắng có thể để làm được điều đó.

    Màn trình diễn của Lenovo.

    Màn hình có thể uốn cong là một trong những yếu tố chính trong các buổi triển lãm công nghệ, kể cả khi các nhà sản xuất vẫn chưa tìm thấy những tính năng thật sự phù hợp với nó. Lenovo đã cho ra mắt bộ đôi điện thoại sử dụng loại công nghệ này vào năm ngoái, gồm một thiết bị đồng hồ điện tử đeo tay và một chiếc điện thoại có thể biến thành máy tính bảng khi mở những khớp nối.

    Ý tưởng thứ hai có vẻ như khá hiệu quả; nó sẽ thật dễ dàng cho những nhà sản xuất muốn tiếp tục xu hướng mở rộng màn hình đối với những thiết bị cầm tay. Có thể Microsoft sẽ áp dụng bước tiến này cho dòng Surface Phone, miễn là có giấy bảo vệ quyền phát minh trong tay.

    Có lẽ các nhà sản xuất điện thoại sẽ nhận ra rằng thiết bị cầm tay đã đạt đến mức bão hoà, và đã đến lúc để họ đầu tư mạnh mẽ hơn vào các yếu tố khác biệt hơn cả. VR và AR (thực tế ảo và thực tế tăng cường) có vẻ như sẽ trở thành hai ứng cử viên nặng kí nhất. Theo Mark Zuckerberg, chúng quá "cồng kềnh" để trở thành xu hướng chủ đạo, nhưng đó chỉ là vấn đề về thời gian khi chúng thu bé lại, vừa bằng một gặp mắt kính.

    Hoặc có thể trong tương lai, smartphone sẽ đi theo một xu hướng sáng tạo không ai ngờ tới. Dù là gì đi chăng nữa, đó sẽ là một cuộc đua kì thú. Sau nhiều năm cố gắng tạo ra các thiết bị cầm tay với màn hình lớn nhất có thể, các nhà thiết kế buộc phải bứt phá khỏi vùng an toàn. Theo đúng như nghĩa đen.

    Điều gì sẽ xảy đến tiếp theo? Chỉ có tương lai mới trả lời được.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ