Lãnh đạo hay thống trị đều chia sẻ chung một kỹ năng, vậy thì làm thế nào để phân biệt được đâu là lãnh đạo, đâu là thống trị?
Sau khi xem vở kịch chuyển thể từ tác phẩm kinh điển "Chúa Ruồi" đã từng gây nên tranh cãi không ngớt về bản chất con người cũng cách con người ta gây ảnh hưởng lên cả một tập thể của nhà văn William Gerald Golding. Bất giác tôi chợt nghĩ:
"Thế nào mới thật sự là một nhà lãnh đạo?"
Hóa ra cũng có rất nhiều người cùng chung câu hỏi như tôi, bức ảnh dưới đây thể hiện rõ ràng hai quan điểm về lãnh đạo.
Bức ảnh chỉ rõ cách mà người chỉ huy thật sự cần làm với cấp dưới của mình, dẫn dắt và giúp họ nhanh chóng tiến bộ. Nhưng ngược lại cũng có những người được gọi là sếp, người đi tiên phong trong mọi phong trào thì lại chưa bao giờ thật sự hiểu "lãnh đạo" là gì khi chỉ biết đưa ra mệnh lệnh và thời hạn, họ không quan tâm đến cách nhân viên tiến hành công việc ra sao, thứ họ cần là kết quả, việc này suy cho cùng chỉ đem lại lợi ích chỏ bản thân người đứng đầu chứ không hề mang lại ý nghĩa chung cho cả nhóm.
Có những người vẫn bị lẫn lộn giữa 2 khái niệm "thống trị" và "lãnh đạo". Khi mà cái tôi cá nhân luôn được đặt làm trọng tâm và mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm không được vun đắp thì khi ấy bạn nhân ra mình đang bị thống trị bởi một tay độc tài rồi đấy! Vở kịch "Chúa Ruồi" giúp tôi nhìn nhận rõ vấn đề và hiểu ra được tại sao đôi khi chúng ta lại nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này.
"Chúa Ruồi" của William Golding dẫn người đọc vào một thế giới khắc nghiệt trên đảo hoang, nơi đó chỉ có những đứa trẻ đang vật lộn với cuộc sống. Không chỉ phải đối mặt với những khó khăn thiếu thốn, chúng phải đương đầu với cả những ám ảnh, sợ hãi dai dẳng về một con ác thú luôn trực chờ để ám hại những mạng sống nhỏ nhoi này. Câu chuyện tập trung vào 2 cậu bé Ralph và Jack, 2 đứa trẻ đã đứng lên dẫn dắt mọi người trong cơn khốn cùng bằng 2 cách khác nhau, tại 2 thời điểm khác nhau.
Đều có khả năng lãnh đạo nhưng mỗi đứa trẻ lại gây ảnh hưởng lên người khác theo các cách khác nhau.
Ban đầu, Raph dễ thương được bọn trẻ tin tưởng giao cho trọng trách giúp đỡ các thành viên còn sống sót. Với bản tính tốt bụng, nhiệt thành, cậu bé này luôn có cách giúp cả nhóm tìm ra chỗ trú ẩn an toàn. Có thể coi đây là một hình mẫu nhà lãnh đạo tiêu biểu mà chúng ta có thể nhìn thấy trong các bức ảnh trên, luôn hết mình vì quyền lợi chung của cả nhóm.
Cũng là một người chỉ huy, nhưng Jack lại chọn cho mình cách điều khiển và khống chế mọi người bằng sức mạnh. Cậu ta luôn muốn lôi kéo các thành viên ra khỏi cộng đồng chung và lập ra một nhóm nhỏ nơi mà bạo lực lên ngôi và quyền lợi chỉ xoay quanh một người duy nhất, chính là Jack mà thôi.
Thú vị một điều rằng, tôi nhìn thấy rất nhiều Jack ở trong xã hội hiện đại và văn minh của chúng ta. Một người có trách nhiệm dẫn dắt cả nhóm mà lại chỉ đi nâng đỡ những người có lợi cho kế hoạch mang lại lợi ích cho chính cậu ta và lờ đi những quan điểm trái chiều.
Đừng xưng "tôi" khi làm việc tập thể
Tác giả đã xây dựng thành công 2 tuyến nhân vật như Jack và Ralph, chúng ta có thể bắt gặp họ ở bất cứ đâu bên ngoài xã hội này. Nếu bạn đã từng đọc qua cuốn tiểu thuyết này, ắt hẳn bạn sẽ đồng ý với ý kiến của Rhys Newman cho rằng Jack đích thị là tên khốn:
"Một kẻ đạp lên quyền lợi của mọi người trong nhóm để bảo vệ cho quyền lợi và sự nghiệp của riêng mình"
Loại người này sinh ra để hủy hoại cộng đồng vì những mưu toan cá nhân, điều này được thể hiện rõ ràng trong lời bình sau đây của Rhys:
"Nếu một kẻ ích kỷ có mặt tại phòng thu, toàn bộ bố cục, sản phẩm, sự sáng tạo và kết quả sẽ chỉ phản ánh chính anh ta và ngày càng rời ra tinh thần chung của cả nhóm"
Rất có thể sản phẩm cuối cùng sẽ khá ổn, nhưng thực tế đó không phải là cách môt nhóm làm việc với nhau. Vậy thì như thế nào mới được coi là một nhà lãnh đạo?
Những kẻ thống trị lên ngôi
Bản thân tôi cho rằng những kẻ thống trị hoàn toàn có tư chất của những nhà lãnh đạo đại tài, ví dụ như khả năng điều khiển, gây ảnh hưởng lên mọi người xung quanh. Nhưng điểm mấu chốt rằng, trong khi những nhà lãnh đạo chân chính thu phục nhân tài bằng cách truyền cảm hứng thì những kẻ thống trị lại gieo rắc sợ hãi, áp đặt quan điểm của mình lên người khác ép họ phải tuân theo.
Quan điểm này cũng được thể hiện rõ ràng trong tác phẩm của Golding. Ông đã khắc họa nên một kẻ độc tài mang tên Jack, nhân vật này được xây dựng như một đàn anh ở trường học. Trong hoàn cảnh cơ nhỡ ở đảo hoang, hay vì giúp đỡ mọi người cùng vượt qua, cậu ta lại đàn áp và chứng tỏ quyền lực với những đứa trẻ khác.
Cho dù có làm gì, nhưng kẻ thống trị cũng chỉ nhằm một mục đích củng cố địa vị của chính mình, từ đó gây ảnh hưởng đến cả một cộng đồng người. Thờ chủ như vậy chẳng mang lại gì ngoài nguy cơ, theo như một câu dẫn nổi tiếng của Gruenter và Whitaker:
"Văn hóa của một cộng đồng hình thành từ chính những hành động xấu xa mà chỉ huy đã bỏ qua"
Nếu lãnh đạo của một nhóm người dung túng cho một số hành vi không tốt, dần dà những hành vi xấu này sẽ lây lan và trở thành văn hóa trong cộng đồng. Trong trường hợp này, tha thứ lại được hiểu là hành động cổ vũ cho những tấm gương xấu trở thành thông lệ.
Làm thế nào để tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh
Muốn tạo ra một văn hóa lành mạnh trong một cộng đồng, tốt hơn hết là chọn người phù hợp, thay vì chọn người giỏi. Google là một công ty như vậy.
Theo ông Laszlo Bock, chuyên phụ trách nhân sự của Google, công ty không yêu cầu bạn phải là chuyên gia ở lĩnh vực chuyên môn chuyên môn hay có thật nhiều kinh nghiệm, điều ông cần là khả năng học hỏi. Một người lãnh đạo không nhất thiết lúc nào cũng phải chèo lái cả một nhóm người, quan trọng là khi có sự cố xảy ra, bạn có khả năng tham gia và giải quyết. Nhưng quan trọng hơn cả là khi vấn đề được giải quyết xong, người lãnh đạo biết được vai trò của mình đã hết và rút lui khỏi sân khấu. Google không quan tâm bạn có từng là chủ tịch câu lạc bộ nổi tiếng nào đó ở trường trung học hay không, điều quan trọng là bạn có khả năng lãnh đạo, và biết khi nào cần phải lãnh đạo.
Đó chính là quan điểm tôi muốn nói đến. Kỹ năng tốt hay tư chất thông minh tuyệt vời không làm nên một nhà lãnh đạo, chính khả năng dẫn dắt và xây dựng một môi trường màu mỡ khuyến khích sự phát triển của nhân viên mới chính là điều một người chỉ huy cần.
Tham khảo Techinasia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4