Sếp FPT chỉ ra hai điểm mấu chốt quyết định Việt Nam có cơ hội trở thành quốc gia bán dẫn - điều từng giúp Nhật Bản, Hàn Quốc trở nên giàu có
Mới đây, ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT đã có bài viết trên trang cá nhân Facebook về cơ hội Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Cho rằng ngày nay chất bán dẫn được ví như dầu mỏ ở thế kỷ 20, ông Đỗ Cao Bảo đánh giá, chất bán dẫn có vai trò quyết định nền chính trị quốc tế, cấu trúc nền kinh tế và cán cân quyền lực quân sự toàn cầu.
Đặt ra câu hỏi liệu Việt Nam chúng ta có trở thành quốc gia thứ hai trong chiến lược chuyển dịch sản xuất bán dẫn hay không? Việt Nam có lợi thế gì và cơ hội là lớn hay bé? Ông Đỗ Cao Bảo đã giải đáp các câu hỏi trên trong bài viết.
Theo ông, do tính chất công nghệ, nghiên cứu phát triển, vốn đầu tư cao nên hiện tại chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu được chia làm các công đoạn có tính chuyên môn hoá cao, đó là: Thiết kế, sản xuất và thương mại, trong đó sản xuất lại được chia ra sản xuất front-end (chế tạo wafer) và back-end (lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm).
"Khi bàn về cơ hội của Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, rất nhiều bạn cho rằng Việt Nam chẳng có cơ hội gì hoặc là cơ hội rất thấp, thấp hơn Malaysia, thấp hơn Indonesia và Thái Lan" - ông Bảo nói.
Thế nhưng có hai điểm mấu chốt quyết định rằng Việt Nam có cơ hội trở thành quốc gia bán dẫn, đó là Mỹ đã lựa chọn hợp tác với Việt Nam và Việt Nam có những yếu tố đáp ứng điều kiện của một quốc gia bán dẫn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ ủng hộ Việt Nam trong phát triển bán dẫn, đặc biệt với lợi thế đất hiếm.
Đất hiếm là thành phần không thể thiếu trong việc chế tạo những con chip. Cả thế giới trữ lượng chỉ có 130 triệu tấn đất hiếm. Riêng 4 nước Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn) và Brazil (21 triệu tấn) đã chiếm trên 83% (108 triệu tấn) trữ lượng đất hiếm toàn cầu.
Điều này có nghĩa là ngành bán dẫn thế thế giới phụ thuộc vào 4 nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và Brazil.
Nếu dịch chuyển một phần chuỗi cung ứng ra khỏi Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ chỉ có hai lựa chọn hoặc là Việt Nam hoặc là Brazil, vì các yếu tố địa chính trị.
"Và Mỹ đã chọn Việt Nam chứ không phải Brazil, đấy chính là lý do mà ông Biden cất công bay sang tận Hà Nội" - ông Bảo nói và cũng nhấn mạnh một điều quan trọng là Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc) đều trở nên giàu có nhờ bán dẫn.
Ông Đỗ Cao Bảo cho biết sẽ giải đáp lý Mỹ chọn Việt Nam chứ không phải Brazil và Việt Nam có tận dụng được cơ hội trăm năm có một này hay không trong bài viết sắp tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?