Sếp như Steve Jobs không hiếm nhưng chẳng tốt gì cho nhân viên

    PV,  

    Có nhiều nghiên cứu cho thấy sự nguy hiểm của tình trạng lao lực vì công việc, khi các nhân viên cố gắng hoàn thành các mục tiêu phi thường được cấp trên giao.

    Khoảng cách giữa những lời nói đầy cảm hứng trong các tài liệu về quản trị với thực tế trần trụi ở chốn công sở luôn là đề tài hấp dẫn cho các bộ phim và các tác phẩm văn học mang tính châm biếm.

    Tuy nhiên, bất chấp sự thật là thế, nhiều người vẫn tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo tài ba có khả năng truyền cảm hứng luôn tồn tại và họ có thể làm cuộc sống của bạn ở nơi làm việc trở nên tốt hơn.

    Có điều, bạn sẽ phải thất vọng khi biết rằng một nghiên cứu mới đây đã dập tắt những suy nghĩ đẹp đẽ ấy. Theo nghiên cứu này, ngay cả khi những nhà lãnh đạo như vậy có tồn tại, thì họ lại khiến nhân viên gặp ảnh hưởng rất nhiều.

    Rất nhiều nghiên cứu cho ra rằng những lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng khiến chúng ta làm việc cùng nhau tốt hơn. Các đội hợp tác ăn ý để hoàn thành những nhiệm vụ hết sức khó khăn; những mục tiêu không tưởng nhờ thế sẽ đạt được; và rất nhiều thành tựu sẽ được tạo ra. Nhưng chúng ta cũng cần phải chú ý đến mảng tối của bức tranh này.

    Sau khi quan sát các nhóm nhân viên bưu điện ở Đan Mạch trong 3 năm liền, các nhà nghiên cứu từ Đại học Đông Anglia và Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia vì Môi trường Làm việc ở Copenhagen nhận thấy: nhiều nhân viên khi làm việc cho các lãnh đạo có khả năng “truyền cảm hứng” nhưng đòi hỏi khắt khe như Steve Jobs thường phải hy sinh sức khỏe của bản thân mình.

    Đặc biệt, họ nhận thấy một vòng tuần hoàn khắc nghiệt trong đó những người lao lực vì công việc – vẫn đi làm ngay cả khi bị bệnh – khó hồi phục hơn và sau đó phải nghỉ làm vì đau ốm. Điều này cũng dễ hiểu khi với một người sếp như thế, ai cũng cố gắng để hoàn thành mục tiêu thậm chí vượt khả năng để làm tập thể vững mạnh.

    Điều trùng hợp ở đây là có một nghiên cứu khác cho thấy những nhân viên được quyền kiểm soát công việc của mình nhiều hơn thường tỏ ra hợp tác hơn và sáng tạo hơn. Ngược lại, những người luôn bị vùi dập vì không hoàn thành công việc đúng hạn và chịu áp lực nặng nề thường trở nên lầm lì và dễ xúc động. Những lời lẽ tràn đầy cảm hứng của các lãnh đạo lúc này lại phản tác dụng và khiến cho nhân viên thay đổi tâm tính theo chiều hướng xấu đi.

    Khi các công ty ngày càng trao quyền nhiều hơn cho các trưởng nhóm, thì điều quan trọng là các nhà quản lý phải tìm cách cân bằng lại rủi ro mà điều này mang đến.

    Họ cần phải nhớ rằng các nhà lãnh đạo như Steve Jobs là những ngoại lệ đặc biệt. Trong một thời gian dài, nếu cố bắt chước phong cách lãnh đạo như vậy hàng ngày trong một môi trường văn phòng hoặc nhà máy bình thường có thể không chỉ làm cho chất lượng công việc giảm xuống, mà sức khỏe của nhân viên cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

    Theo Cafebiz / Trí Thức Trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày