Sharp chính thức về tay Foxconn từ hôm nay: thu về 3,8 tỷ USD, nhưng CEO người Nhật mất chức
Thêm một nhà sản xuất gạo cội của Nhật Bản về tay người Trung Quốc.
Hôm nay (13/8), Foxconn đã chính thức sở hữu Sharp với số tiền bỏ ra lên tới 3,8 tỷ USD (cao hơn một chút so với con số 3,5 tỷ USD từng công bố trước đó). Được biết, số tiền 3,8 tỷ USD mua lại Sharp của Foxconn tương đương 66% cổ phần của công ty Nhật Bản.
Ngay khi thông tin này được công bố, người ta đã ghi nhận mức tăng tới 19% của cổ phiếu Sharp. Cũng trong thông báo mới nhất, CEO Sharp là ông Kozo Takahashi đã bị thay thế bởi ông Tai Jeng Wu, người được coi là cánh tay phải của Chủ tịch Foxconn Terry Gou.
Sharp chính thức về tay Foxconn từ hôm nay: thu về 3,8 tỷ USD, nhưng CEO người Nhật mất chức
12 trong số 13 thành viên hội đồng của Sharp, gồm cả ông Takahashi, cũng sẽ bị thay thế. Sau đó, hội đồng giảm còn 9 thành viên, 6 trong số này sẽ do Foxconn bổ nhiệm. Nhìn chung, sau cuộc mua đi bán lại này, cả Sharp và Foxconn đều hài lòng với cái giá 3,8 tỷ USD.
Đối với Sharp, khoản tiền lớn tương đương với 66% cổ phần của công ty sẽ giúp chi trả số nợ 3,1 tỷ USD trước đây, đồng thời giới nhà sản xuất Nhật Bản vượt qua cơn khủng hoảng. Điều này càng chứng tỏ, sự xuống dốc của các thương hiệu Nhật Bản trong thời gian gần đây là có thật.
Về phía Foxconn, từ lâu Chủ tịch Terry Gou đã thèm muốn kinh nghiệm của Sharp trong sản xuất tấm nền màn hình smartphone, thứ có thể giúp Foxconn tiến xa trong tương lai. Tất nhiên, công cuộc mua lại Sharp cũng đi kèm với động thái cắt giảm nhân sự, tái cấu trúc lại công ty.
Nói về tương lai, Chủ tịch Foxconn lạc quan về việc Sharp sẽ phục hồi, đồng thời trở thành nhà cung cấp màn hình hàng đầu, bao gồm màn hình OLED và thậm chí là màn hình có thiết kế cong như Samsung Galaxy. Trên thực tế, Sharp đang tỏ ra thùi lùi ở công nghệ này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI