Sharp trở thành hãng điện tử Nhật Bản đầu tiên sản xuất hàng loạt màn hình OLED, nhưng vẫn bị các hãng Hàn Quốc bỏ xa
Dù trở thành hãng điện tử Nhật Bản đầu tiên thương mại hóa việc sản xuất màn hình OLED cho smartphone, nhưng họ đã bị Samsung bỏ cách quá xa và giờ còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ khác.
Mùa hè này, nhà sản xuất đồ điện tử Sharp sẽ bắt đầu thương mại hóa việc sản xuất màn hình OLED cho các smartphone của họ, giáng một đòn đánh mạnh vào các đối thủ người Nhật khi hãng này cố gắng chiếm một phần nhỏ trong thị trường đang bị Samsung Electronics thống trị.
Nhà sản xuất có trụ sở tại Nhật này đã đánh hơi thấy cơ hội khi những người khổng lồ về smartphone như Apple và Samsung đang mạnh tay trang bị cho thiết bị của mình những màn hình dùng diode phát sáng hữu cơ hay OLED. Điều này sẽ giúp họ đi trước tập đoàn Japan Display, vốn cũng đang hy vọng sẽ bắt tay sản xuất loại màn hình vào đầu năm tới.
Sharp – hãng điện tử giờ thuộc sở hữu của người khổng lồ gia công đồ điện tử Đài Loan, Hon Hai Precision Industry, hay Foxconn – đang nhắm đến việc bắt đầu sản xuất hàng loạt màn hình trong quý từ tháng Tư đến tháng Sáu tới. Mục tiêu là trong mùa hè này, họ có thể đưa các màn hình mỏng, linh hoạt đó lên các model smartphone cao cấp của riêng mình.
Sharp đã đầu tư hàng chục tỷ Yên (10 tỷ Yên tương đương 88,4 triệu USD) vào các dây chuyền sản xuất tấm nền OLED quy mô nhỏ tại nhiều địa điểm, bao gồm cả cơ sở tại Sakai, gần Osaka và đã bắt đầu xuất xưởng các sản phẩm mẫu. Sau đây, họ sẽ tập trung vào việc tinh chỉnh các khía cạnh như chất lượng hình ảnh và độ sáng để đưa các màn hình này tới cấp độ sản phẩm hoàn chỉnh.
Chuyển sang OLED
Khả năng tự phát sáng của màn hình OLED đã loại bỏ nhu cầu cần đến đèn nền, cho phép làm điện thoại với bộ khung mỏng hơn và nhẹ hơn. Màu sắc sống động và độ linh hoạt của màn hình đã khiến các công ty như Samsung và Apple áp dụng công nghệ này vào smartphone. Trong khi đó, TV OLED đã được đối thủ của Samsung là hãng điện tử LG Electronics và các công ty từ Nhật như Sony, Panasonic tung ra thị trường nhiều năm nay.
Tuy nhiên sản xuất hàng loạt các màn hình này là một thách thức kỹ thuật thực sự, và hiện tại, Samsung vẫn là nhà cung cấp chính với màn hình OLED cho smartphone trên toàn cầu.
Đối với màn hình TV, Sharp đang lựa chọn việc tập trung màn hình tinh thể lỏng, vốn đã được định vị như mảng kinh doanh chính, bao gồm cả việc tập trung tài nguyên quản trị vào các tấm nền độ phân giải siêu cao 8K. Tiến tới, công ty sẽ cân nhắc việc tham gia vào các thị trường ngách cho tấm nền OLED, như màn hình trên xe ô tô và cung cấp màn hình cho các doanh nghiệp khác. Công ty đánh giá công nghệ này cần thiết để cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sựa lựa chọn hơn với các tấm nền lớn.
Sharp cũng đang cân nhắc việc ra mắt smartphone của họ tại thị trường châu Âu trong năm nay, và nhắm đến việc phát triển thị phần nước ngoài của mình bằng cách xuất khẩu màn hình OLED.
Bị Samsung bỏ xa phía sau
Trong khi Sharp có thể trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên sản xuất số lượng màn hình OLED cho smartphone, họ vẫn chậm chân hơn nhiều so với Samsung. Các ưu thế của công ty Hàn Quốc trong năng lực và chi phí sản xuất đã khiến việc cạnh tranh trực tiếp với họ trở nên rất khó khăn.
Samsung và LG Display là các hãng đang nắm giữ vị thế độc tôn trong màn hình OLED cho smartphone và tivi. Trong những năm 2000, những hãng tiên phong người Nhật như Sony và Pioneer đã dẫn đầu trong lĩnh vực OLED, nhưng chi phí phát triển và trang thiết bị khổng lồ đã trở thành nút thắt khiến họ phải từ bỏ mảng kinh doanh này, trong khi các công ty Hàn Quốc đầu tư một cách tích cực hơn và thống lĩnh thị trường.
Với năng lực sản xuất hơn 400 triệu đơn vị sản phẩm, Samsung đã bao phủ gần như hoàn toàn thị trường màn hình OLED cho smartphone, thậm chí cả Apple hùng mạnh, khi quả Táo lựa chọn loại màn hình này vào 2017, họ buộc phải đặt toàn bộ đơn hàng từ đối thủ người Hàn Quốc.
Apple thường chào đón nhiều nhà sản xuất để cung ứng cho một bộ phận quan trọng nào đó. Và nếu khả năng sản xuất hàng loạt màn hình OLED của Sharp cất cánh, họ có thể tìm được người mua mới nhanh chóng thông qua công ty mẹ, Foxconn.
Nhưng cuộc cạnh tranh đang diễn ra nhanh chóng. LG, vốn đã có khả năng sản xuất hàng loạt các màn hình công nghệ cao cho tivi, cũng đã công bố kế hoạch đầu tư để sản xuất cho smartphone. Tập đoàn công nghệ BOE Technology Group của Trung Quốc, vốn nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ, đã xây dựng một nhà máy mới dành cho sản xuất màn hình tại tỉnh Tứ Xuyên. Và Japan Display cộng với JOLED, liên doanh của họ với Sony và Panasonic, cũng đang nhanh chóng xây dựng một hệ thống sản xuất chi phí thấp cho màn hình.
Tham khảo Nikkei
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập