Siêu khuẩn kháng thuốc nguy hiểm chết người lần đầu tiên trong lịch sử được tìm thấy ở một nơi không ai ngờ tới
Siêu khuẩn kháng thuốc vẫn là một vấn đề nhân loại đang cực kỳ lo sợ trong những năm gần đây.
Bỏ qua các câu chuyện về đại dịch, thì siêu khuẩn (superbug) - khuẩn kháng được kháng sinh vẫn đang là vấn đề khiến nhân loại phải lo lắng trong những năm gần đây. Mới đây, câu chuyện khuẩn kháng thuốc lại một lần nữa gây hoang mang, khi các chuyên gia tìm thấy một siêu khuẩn kháng được rất nhiều loại kháng sinh tại một hòn đảo cực kỳ biệt lập. Đây cũng là lần đầu tiên siêu khuẩn được tìm thấy "ngoài tự nhiên".
Phát hiện về loại khuẩn này được công bố vào ngày 16/3 trên tạp chí mBio. Theo các chuyên gia, phát hiện có thể góp phần đưa ra manh mối về Candida auris, một siêu khuẩn bí ẩn xuất hiện tại các bệnh viện suốt 1 thập kỷ qua.
Lần đầu tiên, người ta phát hiện một siêu khuẩn tại một hòn đảo biệt lập
"Đó là một bí ẩn của ngành y, về nguồn gốc nó xuất hiện," - trích lời Tiến sĩ Arturo Casadevall, chủ tịch Khoa Sinh học Phân tử tại ĐH Johns Hopkins ở Baltimore. "Một phát hiện quan trọng để giải mã mọi thứ," - ông chia sẻ thêm.
C. auris là một loại nấm được phát hiện trên một bệnh nhân Nhật Bản vào năm 2009. Nó nhanh chóng xuất hiện ở nhiều quốc gia khác, ít nhất là 3 lục địa ở cùng một thời điểm. Loại nấm này có thể gây nhiễm trùng máu nghiêm trọng, đặc biệt là ở những bệnh nhân cần thông tiểu, truyền dinh dưỡng hoặc phải dùng ống thở.
Điều nguy hiểm nhất là nó rất khó trị, bởi khả năng kháng lại rất nhiều thuốc kháng nấm hiện nay, lại tồn tại được trên bề mặt môi trường xung quanh.
"Khi nó xuất hiện ở bệnh viện, mọi chuyện giống như ác mộng vậy," - Casadevall cho biết. Năm 2019, CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ) tuyên bố C. auris là mối nguy cần xử lý gấp đối với sức khỏe cộng đồng.
Minh họa C. auris
Đáng chú ý là dù các vi sinh vật liên quan từng xuất hiện ở thực vật và môi trường nước, bản thân C. auris chưa từng được phát hiện ngoài tự nhiên, cho đến nghiên cứu mới đây.
Casadevall trước kia từng giả định rằng việc biến đổi khí hậu có thể khiến C. auris thích ứng với nhiệt độ môi trường tăng ngoài tự nhiên, cho phép chúng lây sang người - nơi vốn có nhiệt độ không thích hợp để nấm tồn tại. Nhờ giả định này, các chuyên gia đã phân tích một số mẫu đất và nước tại quần đảo Andaman thuộc vùng biển giữa Ấn Độ và Myanmar. Kết quả, họ thu được C. auris tại 2 địa điểm: một là vùng đất ngập mặt nơi không có con người lui tới, và một ở bãi biển có nhiều người.
C. auris thu được ở bãi biển biệt lập có khả năng kháng lại nhiều loại thuốc, và thuộc chủng gần giống với chủng phát hiện tại bệnh viện. Loại còn lại thì không kháng được thuốc, phát triển cũng chậm hơn ở nhiệt độ cao. Phát hiện này cho thấy chủng nấm này có thể là loại "hoang dã" hơn, chưa thích ứng được với thân nhiệt của con người và các loài vật khác.
Nghiên cứu đã cung cấp một vài manh mối ủng hộ cho giả thuyết biến đổi khí hậu, bởi xét cho cùng khi xác định được C. auris trong môi trường tự nhiên, đó cũng chính là dữ kiện cần cho giả thuyết này. Thêm nữa, chủng nấm "hoang dã" kia có thể là mảnh ghép còn thiếu giữa C. auris tự nhiên và chủng lây lan trong các bệnh viện.
Dẫu vậy, chúng ta vẫn chưa thể biết C. auris có thực sự sống tại quần đảo Andaman hay không. Hoàn toàn có khả năng nó ở đó do con người mang đến, bởi một chủng được tìm thấy ở bãi biển có con người lui tới. Hoặc, chủng nấm này có thể do dòng biển mang tới, từ những bãi biển có rác thải của con người.
"Nếu ý tưởng này được chứng thực, chúng ta sẽ cần hệ thống lại các mầm bệnh ngoài môi trường để chuẩn bị sẵn, nhằm tránh bị đánh úp bất ngờ bởi một mầm bệnh như virus corona."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?