Siêu máy tính thế hệ mới: Chip xử lý làm từ DNA, tốc độ và tính năng vượt trội mọi siêu máy tính hiện tại

    NPQM,  

    Một phát kiến cách mạng mở ra cho lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng siêu máy tính.

    Các nhà khoa học từ Đại học Manchester đã phát minh thành công thiết kế hệ thống máy tính siêu tốc có khả năng tự động hoàn thiện và cải tiến chính bản thân nó khi xử lý dữ liệu qua thời gian.

    Cụ thể, Giáo sư Ross D. King và đội ngũ nghiên cứu của mình đã lần đầu tiên chứng minh được sự khả thi của việc tinh chỉnh nên một cỗ máy có thể đi ngược lại phép thử Turing, và sắp tới công trình này sẽ được công bố trên thời báo "Journal of the Royal Society Interface".

    Về lý thuyết, bản chất của một chiếc máy tính, bao gồm khả năng xúc tiến lũy thừa của nó trong tốc độ xử lý điện tử và lượng tử, đều đã được xem xét và khai thác và ghi chép rất nhiều trong suốt những năm qua. Nhưng phát kiến bất ngờ của Đại học Manchester lại cho thấy chúng ta có thể ứng dụng cả các phân tử DNA vào chế tạo và tích hợp cho "cỗ máy đi ngược phép thử Turing" này.

    "Thử tưởng tượng một chiếc máy tính đang phân tích một mê cung và ở một điểm rẽ, phải chọn trái hoặc phải. Máy tính điện tử thông thường sẽ bắt buộc phải chọn 1 lối đi và tiếp tục phân tích, nhưng công nghệ của chúng tôi có thể tự sao chép nguyên bản và tiến hành nghiên cứu cả 2 lựa chọn, từ đó cho xác suất tìm ra kết quả nhanh hơn nhiều," giải thích bởi Giáo sư King.

    "Đặc điểm độc đáo này có được là do mọi chip xử lý của máy tính được làm từ DNA thay vì silicon. Các máy tính điện tử thì chỉ được hưởng lợi từ thiết kế chip cố định sẵn, còn 'máy tính DNA' này lại có thể tự nhân rộng phạm vi xử lý khi phân tích vấn đề, khiến nó trở thành công nghệ lý tưởng hơn hẳn và chắc chắn sẽ đem lại nhiều giải pháp hứa hẹn cho các bài toán từng bị coi là bất khả thi."

    "Kích cỡ của DNA rất nhỏ nên thiết kế máy tính này sẽ được tích hợp và bao gồm rất nhiều sức mạnh xử lý so với mọi máy tính điện tử khác trên thế giới, và đương nhiên là hoàn toàn có thể vượt mặt siêu máy tính mạnh nhất ở thời điểm hiện tại, mà lại chỉ tốn một phần năng lượng rất nhỏ so với thông thường."

    Được biết, Đại học Manchester vốn đã nổi tiếng về mối liên hệ mật thiết của mình với Alan Turing - cha đẻ của khoa học máy tính - và thành tựu chế tạo thành công máy tính điện tử có bộ nhớ lưu trữ đầu tiên

    "Khám phá mới này của chúng tôi đều được dựa trên những nền tảng vĩ đại từ trước đó," King chia sẻ.

    Tham khảo: manchester.ac.uk

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ